Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp

Một phần của tài liệu 190 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 76 - 90)

2. Tổng quan nghiên cứu

2.2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu tổng hợp

2.2.3.1. Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.

a) Cơ cấu vốn.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn VPS giai đoạn 2018 -2019 (Đơn vị: %)

Nhìn vào dữ liệu, tỷ trọng nợ luôn lớn hơn tỷ trọng VCSH và tăng dần hàng năm. Năm 2018 , NPT lên đến 5390 tỷ đồng chiếm tới 55,79% nguồn vốn. Năm 2019 là 7380 tỷ đồng (chiếm 61,48%) và 2020 là 11077 (chiếm tới gần 70%). Công ty đang có xu hướng ngày càng tăng nợ phải trả và giảm vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ của công ty đã đạt gần 7 0% vào năm 2020 tuy nhiên đối với một CTCK như VPS thì đây vẫn chưa phải một điều đáng lo ngại bởi tỷ lệ vốn khả dụng của công ty vẫn

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Hệ số đòn bẩy tài chính 2,69 2,44 2,92 Chỉ số 2018 2019 2020 Hệ số KNTT tổng quát 1.79 1.63 1.45 Hệ số KNTT ngắn hạn và hệ số KNTT nhanh 2.12 1.66 1.44 Hệ số KNTT tức thời 0.23 0.26 0.28 Hệ số KNTT lãi vay 3.17 2.37 2.82

Theo số liệu trên trang finance.tvis.com, hệ số nợ trên vốn cổ phần của ngành tài chính là 111% năm 2018 , 118 % năm 2019 và 126% năm 2020. Trong khi đó hệ số nợ trên VCSH của công ty vào năm 2018 , đạt 126,19% và vượt ngưỡng 200% năm 2020, đạt 222,65%, cao hơn nhiều so với toàn ngành. Điều này thể hiện công ty có xu hướng đi vay nợ bên ngoài nhiều để kinh doanh, tuy điều này giúp công ty tận dụng tốt đòn bẩy tài chính nhưng cũng đem lại nhiều rủi ro nếu việc kinh doanh gặp khó khăn hoặc chịu tác động xấu từ kinh tế thị trường.

b) Cơ cấu tài sản.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản của VPS giai đoạn 2018 -2020 (đơn vi: %)

Nhìn vào dữ liệu ta có thể công ty đầu tư hầu hết là vào TSNH, tuy nhiên những năm gần đây công ty bắt đầu bỏ vốn để nâng cao cơ sở vật chất nên tỷ lệ TSDH có tăng nhẹ tuy nhiên không đáng kể. Điều này là hợp lý bởi CTCK kinh doanh kiếm lời bằng dịch vụ và tự doanh nên chỉ tập trung đầu tư vào TSNH nhưng khi quy mô kinh doanh mở rộng thì vẫn cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy chủ để việc giao dịch, mua bán diễn ra thuận lợi.

c) Hệ số đòn bẩy tài chính.

Bảng 2.14: Hệ số đòn bẩy tài chính các năm (Đơn vị: %)

Nguồn: BCTC giai đoạn 2018 -2020

Nhìn chung trong 3 năm, công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính chỉ ở giao động từ 2,4 - 3. Công ty đang sử dụng ngày càng nhiều vốn từ bên ngoài để tận dụng đòn bẩy tài chính nhưng vẫn giữ cho mình một cơ vốn đủ an toàn để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.

Bảng 2.15: Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của VPS giai đoạn 2018 - 2020

+ Hệ số KNTT tổng quát:

Hệ số này của VPS nhìn chung đều lớn hơn 1 trong giai đoạn 2018 -2020. Như vậy công ty hoàn toàn có sẵn KNTT các khoản nợ đến hạn, chịu rủi ro thấp về tài chính. Thế nhưng trong ba năm hệ số này lại giảm dần, từ 1.7 9 năm 2018 về 1.45

năm 2020, công ty đang vay nợ nhiều lên để tận dụng tốt hơn đòn bẩy tài chính, tối thiểu chi phí sử dụng vốn.

Năm Chênh lệch

201 201 202 2018 - 2019 2019 -2020

Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 đều lớn hơn 1 cho thấy công ty đảm bảo chi trả được các khoản nợ ngắn hạn, rủi ro vỡ nợ thấp. Năm 2018 , hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty lớn hơn 2 vì VPS khi đó vay nợ còn ít và tỷ lệ tài sản trong cơ cấu vốn vẫn còn lớn. Tuy nhiên đến 2019 và 2020, hệ số này giảm mạnh xuống còn 1.66 và 1.44 vì công ty đã đi vay nợ nhiều hơn để nâng cao đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng của những khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của TSNH, dẫn đến việc hệ số thanh toán ngắn hạn giảm đi, nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn.

+ Hệ số KNTT toán nhanh:

VPS là công ty chứng khoán nên không có hàng tồn kho nên hệ số KNTT nhanh bằng chính hệ KNTT ngắn hạn vì vậy hệ số này không bị ảnh hưởng bởi hàng tồn kho, đây là đặc điểm riêng biệt của các công ty tài chính.

+ Hệ số KNTT tức thời:

Qua dữ liệu, thấy được hệ số KNTT tức thời các năm đều rất thấp so với chỉ số ngành (đều lớn hơn 4 trong 3 năm) và tăng rất chậm. Điều này cho thấy tính thanh khoản của tài sản rất thấp. Tuy nhiên điều này ít tác động đến quá trình kinh doanh của công ty bởi rất ít doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền sẵn sàng đáp ứng đủ toàn bộ khoản nợ ngắn hạn mà họ có thể thường mang những khoản này cho vay để kiếm lại doanh thu lớn hơn. Điều này có thể thấy trong báo của của VPS trong khoản mục “Các khoản cho vay”, năm 2018 VPS cho vay 1427 tỷ đồng, năm 2019 cho vay 2394 tỷ đồng (tăng gần 68% so với 2018) và năm 2020 cho vay 5813 tỷ đồng ( tăng đến 143% so với 2019).

+ Hệ số KNTT lãi vay:

Hệ số KNTT lãi vay của VPS luôn lớn hơn 1 trong 3 năm, công ty vay nợ nhiều nhưng kinh doanh vẫn hiệu quả, mức sinh lời ổn định nên không gặp vấn đề gì trong việc thanh toán các khoản lãi vay đúng hạn trong năm. Hệ số thanh toán lãi vay cao nhất trong năm 201 , giảm trong năm 2019 và tăng lại trong năm 2020. Lí do là vì số lãi vay phải trả của công ty thấp nhất là trong năm 2018 , chỉ có 237 tỷ đồng, đến năm 2019 thì tăng lên mức 407 tỷ đồng và năm 2020 thì giảm còn 344 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế chỉ biến động rất ít qua các năm.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 79.79 45.08 26.71 -34.71 -43.50% -18.37 -40.75% Hiệu suất sử dụng TTS 0.18 0.29 0.27 0.11 61.11% -0.02 -6.90% Vòng quay VCSH 0.49 0.7 0.8 0.21 42.86% 0.10 14.29%

Năm

2018 2019 2020

Giá trị giao dịch

(Ty đồng) 126.116 142.824 441.225

Chỉ tiêu Cuối năm

2018 2019 2020

Tổng giá trị rủi ro thị trường 967 844 245

Tổng giá trị rủi ro thanh toán 48 55 37

Tổng giá trị rủi ro hoạt động 298 697 832

______Tổng giá trị rủi ro______ 1312 1597 1114

_______Vốn khả dụng_______ 4193 4420 4695

Tỷ lệ vốn khả dụng 319.639% 276,818% 421,332%

Bảng 2.16: Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của VPS giai đoạn 2018 - 2020

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm mạnh qua các năm (giảm 43,5% năm 2019 và giảm 40,75% năm 2020) vì VPS tăng cường đầu tư vào TSCĐ (năm 2019 tăng 9 8 tỷ so với 2018 tương ứng tăng 507,9%; năm 2020 tăng 51 tỷ so với 2019, tương ứng tăng 43,27%).

+ HI ệu suất sử dụng TTS:

Năm 2019, hiệu suất TTS tăng mạnh so với 2018 (tăng 61,11%) do doanh thu thuần tăng tới 1647 tỷ so với năm 201 , tương ứng với việc tăng 10 ,9%. Việc tự doanh đã mang lại doanh thu rất lớn cho công ty, tăng tới 1195 tỷ đồng so với 2018. Năm 2020, hiệu suất TTS giảm nhẹ 6,9% so với 2019 do TTS tăng mạnh, tăng 4048 tỷ đồng (tăng 33,72%) so với 2019.

+ Vòng quay VCSH:

Vòng quay VCSH tăng trong 2 năm, năm 2019 tăng 42,86% so với 2018, năm 2020 tăng 14,29% so với 2019. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng mạnh qua các năm như trên đã giải thích, còn VCSH chỉ tăng nhẹ.

2.2.3.4. Thị phần, giá trị giao dịch

Theo báo cáo thường niên thì thị phần môi giới chứng khoán của VPS thì thị phần môi giới của công ty từ năm 2018 đến 2020 đã tăng đáng kể, vươn lên top 3 thị phần môi giới chứng khoán và giữ vững top 1 thị phần phái sinh trong năm 2020. Đến năm 2021 thì VPS đã dẫn đầu thị trường cả về thị phần môi giới chứng khoán và phái sinh.

Bảng 17: Giá trị giao dịch VPS qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC VPS

Giá trị giao dịch của VPS tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2020 tăng gấp 3 lần năm 2019. Đây là điều dễ hiểu khi khi năm 2020 là năm TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đồng thời thị phần môi giới tại công ty cũng vươn lên top 3 trên thị trường.

Số lượng tài khoản lớn, giá trị giao dịch cao đồng thời thị phần môi giới lớn đã tạo đà cho công ty vươn lên dẫn đầu thị trường, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ lớn khác như SSI, VNDS, BSC',... Thu hút được lượng lớn khách hàng, doanh thu lớn, nhiệm vụ bây giờ của công ty là nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính, tích cực quảng bá hình ảnh và tiếp tục mở rộng thị phần môi giới.

2.2.3.5. Tỷ lệ vốn khả dụng.

Chỉ tiêu 2018 Năm2019 2020 2018-2019Chênh lệch2019-2020

ROS 27.37% 14.36% 13.13% -13.01% -1.24%

ROA 4.97% 4.10% 3.58% -0.87% -0.52%

ROE 13.36% 9.99% 10.47% -3.37% 0.48%

Nhìn vào bảng, có thể thấy tổng giá trị rủi ro tăng mạnh vào năm 2019 tuy nhiên đã được điều chỉnh để giảm đi trong năm 2020, thậm chí thấp hơn 2018. Trong năm 2018 và 2019, giá trị rủi ro thị trường chiếm phần lớn nhưng đến năm 2020 thì giá trị rủi ro hoạt động tăng mạnh và chiếm tới 75% tổng giá trị rủi ro.

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK. Nhìn chung, tỷ lệ vốn khả dụng của VPS đã tăng từ mốc 300% lên 400% sau 3 năm. Điều này chứng tỏ VPS đang kiểm soát ngày càng tốt các rủi ro về đầu tư, thanh toán và các rủi ro hoạt động khác.

Theo Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán thì: Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 180% liên tục trong 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ.Và theo Quyết định 62/QĐ-BTC về việc phê duyệt đề án tái cấu trúc của các CTCK của Bộ Tài chính, thì:

+ Nhóm 1 - nhóm bình thường: bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới 30% vốn điều lệ.

+ Nhóm 2 - nhóm kiểm soát: bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn điều lệ.

+ Nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt: bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.

Như vậy, có thể thấy trong cả 3 năm tỷ lệ vốn khả dụng của VPS đều đạt trên 250%, đáp ứng tiêu chuẩn về tỷ lệ vốn khả dụng, đồng thời công ty không có lỗ lũy kế, do đó trong cả 3 năm VPS đều thuộc nhóm 1 - nhóm bình thường, có mức độ an toàn vốn rất tốt, đủ điều kiện hoạt động và khắc phục các rủi ro có thể xảy ra.

2.2.3.4. Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời.

Năm ROA ROE

VPS Ngành VPS Ngành

2018 4.97% 4.81% 13.36% 12.07%

2019 4.10% 3.64% 9.99% 10.42%

2020 3.58% 3.72% 10.47% 10.66%

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD giai đoạn 2018 - 2020

+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):

Chỉ số ROS đều dương trong 3 năm, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2019, ROS giảm 13,01%, tức so với năm 2018 , năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu công ty làm ra thì lợi nhuận bị giảm đi 13,01 đồng. Nguyên nhân là LNST tăng nhanh hơn doanh thu thuần do khoản lỗ bán các TSTC năm này tăng quá cao, tăng từ 482 lên đến 1708 tỷ đồng tỷ đồng (tăng 254% so với 2018) làm cho tốc độ tăng LNST chậm lại. Năm 2020, ROS của công ty vẫn giảm, tuy nhiên tốc độ giảm đã chậm lại, chỉ giảm 1,24% so với 2019, tức là cứ 100 đồng doanh thu công ty tạo ra thì số lợi nhuận thu được chỉ giảm 1,24 đồng. Việc này là nhờ doanh thu tạo ra từ khoản lãi bán các TSTC và doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán tăng mạnh ( lãi bán TSTC tăng tới 1020 tỷ đồng và doanh thu môi giới tăng tới 386 tỷ đồng so với 2019), còn khoản lỗ bán TSTC chỉ tăng ít, tăng 268 tỷ đồng so với 2019. Như vậy có thể thấy VPS kinh doanh có lãi rất lớn trong 3 năm với mức sinh lời trên doanh thu luôn lớn hơn 10%, tuy nhiên công ty cần có những kế hoạch đầu tư tốt hơn để hạn chế lỗ trong việc tự doanh để nâng cao tỷ suất sinh lời.

+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 - 2020, chỉ số ROA của công ty đều dương. Số liệu cho thấy công ty vẫn tạo ra giá trị thặng dư, nhưng vẫn cần thúc đẩy hiệu suất sử dụng TTTS, đặc biệt là các loại TSNH để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.

+ Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE):

Trong ba năm, ROE của công ty đều dương. Năm 2019, chỉ số ROE giảm mạnh 3,37% so với 2018, nhưng sau đó đã tăng nhẹ lại 0,48% (so với 2019) vào năm 2020. Nhìn chung, chỉ số ROE vẫn duy trì ổn định trên 10%, một mức khá tốt so với toàn ngành, điều này cho thấy VPS vẫn đang hoạt động tốt và kiếm lời đều đặn dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Để đánh giá thiết thực hơn về hiệu quả sinh lời của VPS, chúng ta sẽ theo dõi sự chênh lệch các chỉ số của VPS với ngành tài chính thông qua dữ liệu trong bảng sau

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

201

8 2019 2020 2018-2019 2019-2020

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Lợi nhuận sau thuế TNDN 410 444 503 34 8.29% 59 13.29% Các khoản điều chỉnh giảm -43 -78 -79 35 81.40% 1 1.28% Lãi (lỗ) phân bổ cho cổ đông 367 366 424 -1 -0.27% 58 15.85% CP phổ thông đang lưu hành 0.097 0.097 0.097 0 0% 0 0% EPS (đồng/cp) 378 3 3776 4362 -7 -0,185% 586 15,52% Nguồn:http://fìnance.tvsi.com.vn

Qua dữ liệu trong bảng thống kê trên, có thể thấy các chỉ số sinh lời phần lớn đều nhỉnh hơn trung bình ngành, nếu thấp hơn cũng chỉ một chút. Cụ thể:

- ROA: Giai đoạn 2018 - 2019, ROA của cả VPS và trung bình ngành đều bị giảm mạnh, VPS giảm 0,87% và ngành giảm 1,17%. Trong giai đoạn này ROA của công ty vẫn cao hơn ROA của ngành. Nhưng vào năm 2020, khi ROA của ngành bắt đầu hồi phục, tăng 0,0 8 % thì ROA của VPS lại tiếp tục giảm 0,52%, tụt xuống thấp hơn ROA của ngành 0,14%.

- ROE: Giai đoạn 2018 -2019, cũng giống như ROA, ROE của VPS và ngành bị tụt giảm mạnh trong giai đoạn này, ROE ngành giảm 1,65% trong khi ROE của VPS giảm tới 3,37%, lớn gấp đôi tốc độ giảm của ngành. Điều này khiến ROE của VPS bị thấp hơn toàn ngành. Đến năm 2020, ngược lại với ROA, ROE của VPS cũng tăng cùng ROE của ngành, tuy nhiên vẫn thấp hơn ROE ngành 0,19%. Nhìn chung công ty có tỷ suất sinh lời giao động xung quanh chỉ số sinh lời của ngành, dù công ty có nguồn vốn rất lớn nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, cần có các kế hoạch kinh doanh hợp lý để tăng lợi nhuận, từ đó tăng chỉ số ROE.

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS):

ROA = ROS x Hiệu suất sử dụng TTS - Năm 2018: ROA = 4101496 x 14968246,5 4,97% = 27,37% x 0,18

Một phần của tài liệu 190 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w