2. Tổng quan nghiên cứu
3.1.1. Định hướng chung
a) Định hướng chung của TTTC Việt Nam
Suốt thời gian dài hội nhập và phát triển, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, đặc biệt là thị trường tài chính (TTTC)f. TTTC Việt Nam được hình thành với đầy đủ các cấu phần thể hiện chức năng to lớn trong huy động và phân bổ các nguồn vốn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2020, TTTC Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về cả chất và lượng, bảo đảm nền kinh tế được cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời, góp phần phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế. TTTC giai đoạn 2021-2030 cần chú trọng cải thiện khung pháp lý, các chính sách và hiện thực hóa các chiến lược để thị trường này phát triển toàn diện theo hướng lành mạnh, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, bắt kịp những xu hướng mới của TTTC quốc tế, hỗ trợ mục tiêu hoàn thành các chiến lược đột phá, cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Một số vấn đề cần quan tâm đẩy mạnh của TTTC Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 gồm:
1. Tạo ra thị trường tiền tệ ổn định, trong sạch, hiện đại, phù hợp với định hướng và lộ trình cơ cấu lại TTTC:
+ Đa dạng hóa thành phần tham gia thị trường, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hệ thống các nhà môi giới tiền tệ, các nhà giao dịch sơ cấp và khuyến khích các tổ chức chuyên nghiệp phát triển bằng các chính sách có lợi.
+ Tăng thêm hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là các công cụ đề phòng rủi ro thị trường. Phát triển đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ về tỷ giá và lãi suất nhằm phân tán rủi ro và phòng ngừa rủi ro trên thị trường.
+ Phát triển đồng bộ và tăng tính liên kết, giảm tình trạng phân khúc và thiếu tính liên thông giữa các thị trường bộ phận.
+ Đẩy mạnh hoạt động thị trường tiền tệ - ngân hàng theo cơ chế thị trường. 2. Phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung, dài hạn, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
+ Xây dựng thị trường vốn phát triển lâu dài bằng việc tìm ra cơ cấu hợp lý giữa thị trường cổ phiếu - trái phiếu, TPCP - TPDN; góp phần vào công cuộc cơ cấu lại DN nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.
+ Khuyến khích các DN niêm yết, đưa ra các sản phẩm phái sinh các cấp độ phức tạp khác nhau, phát hành các trái phiếu thích hợp với thị hiếu NĐT; Cải thiện chất lượng các chứng khoán trên sàn.
+ Gia tăng số lượng NĐT mới gia nhập thị trường và đưa ra các định chế chuyên nghiệp để thị trường tăng trưởng đồng để phát triển bền vững, giúp nhà đầu tư nhỏ và nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường hơn. Gia tăng tầm ảnh hưởng và vai trò của các tổ chức trung giạn để tạo ra TTTC trong sạch, lành mạnh.
3. Phát triển các dịch vụ tài chính (DVTC) hiện đại theo xu hướng của quốc tế về tài chính toàn diện, công nghệ tài chính: Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về DVTC, ngân hàng, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và DN có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các DVTC, ngân hàng có chất lượng. Tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng xanh thông qua phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” nhằm tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng xanh.
4. Tiếp tục tái cơ cấu các tổ chức tài chính, đặc biệt là các tổ chức tín dụng với mục tiêu xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính: Nâng cao trình độ giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, tạo ra hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro, các quy trình khắc phục khủng hoảng để bảo vệ hệ thống tài chính.
6. Đầu tư tạo ra cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước theo hướng phát triển toàn cầu: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, hướng tới các chuẩn mực của quốc tế, áp dụng các đột phá công nghệ cuộc cách mạng 4.0 như trí tuệ nhận tạo vào việc phân tích, dự đoán các vấn đề liên quan đến TTTC.
b) Định hướng chung đối với VPS
VPS được xây dựng cùng mục tiêu phát triển một công ty tài chính công nghệ, phục vụ tất cả nhu cầu trên thị trường bằng danh mục sản phẩm đa dạng.
* VPS đã vạch ra các mục tiêu như sau:
- Tầm nhìn: đứng ngang hàng với những CTCK lớn nhất Việt Nam và khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giành được niềm tin từ các nhà đầu tư, nhân viên và các cổ đông.
- Sứ mệnh: đem lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, nhân viên và các cổ đông bằng việc phấn đấu mang lại các dịch vụ, sản phẩm mang tính sáng tạo, chuyên nghiệp.
* Giá trị cốt lõi của công ty:
- Khách hàng: công ty luôn xem khách hàng là yếu tố cốt lõi, mọi dịch vụ và sản phẩm tạo ra đều hướng về việc đem lại giá trị và sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
- Nhân lực: là nguồn lực, là xương sống của công ty, VPS sẽ không thể vươn lên dẫn đầu như hiện nay nếu thiếu đi đội ngũ nhân lực tâm huyết và chuyên môn cao.
- Đề cao môi trường cạnh tranh lành mạnh: hướng tới việc góp phần tạo môi trường phát triển bền vững, nâng cao đạo đức và chuyên môn.