KHOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT 3.3.1. Những kết quả đạt được
Qua những số liệu đã được tổng hợp và phân tích như trên, ta có thể có cái nhìn
tổng quát hơn tình hình môi giới của Rồng Việt trong 5 năm vừa qua, những thành tựu mà bộ phận môi giới Rồng Việt đã cố gắng và đạt được như sau:
Thứ nhất, việc tăng vốn điều lệ đã khiến quy mô Rồng Việt được nâng lên và có tên tuổi trong thị trường chứng khoán, đây cũng là cách giúp công ty khẳng định được vị thế và tiềm lực tài chính của mình đối với các đối thủ trong ngành.
Thứ hai, nằm trong top 9 các CTCK có thị phần môi giới phái sinh lớn nhất. Thứ ba, công nghệ Canslim được thế giới công nhận khiến chất lượng môi giới và doanh thu môi giới của Rồng Việt tăng đáng kể, hơn nữa công nghệ này còn giúp công ty tiết kiệm thời gian để tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân sự mới chất lượng hơn.
Thứ tư, Rồng Việt đã đứng Top 3 CTCK có tiến bộ vượt bậc tại Asia Money Broker năm 2016.
3.3.2. Những điểm còn tồn tại
Thứ nhất, công ty chưa tận dụng được lượng vốn điều lệ để thu lại được hiệu quả và doanh thu tối đa, nói cách khác thì thị phần của VDSC trên thị trường chứng khoán chưa cân xứng với quy mô vốn.
Thứ hai, hiện nay các sản phẩm công nghệ hay dịch vụ Rồng Việt cũng đã cung
cấp đầy đủ cho khách hàng tuy nhiên chưa tồn tại những sản phẩm dịch vụ nổi trội, bứt phá, có khả năng cạnh tranh cao so với các công ty cùng ngành.
Thứ ba, chi nhánh vẫn chưa đẩy mạnh các hoạt động một cách sôi nổi, tích cực dẫn tới vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu vận hành, năng suất còn thấp. Quy mô hoạt
động vẫn hạn hẹp, chưa đánh mạnh vào các tỉnh thành có tiềm năng.
Thứ tư, số lượng nhân sự của VDSC có tăng theo từng năm tuy nhiên nhìn chung, số lượng nhân viên vẫn còn mỏng. Bên cạnh đó, việc chưa tích lũy được nhiều
kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự trẻ khiến hiệu suất làm việc của công ty chưa đạt mức tối đa, đây cũng là một nguyên nhân khiến Rồng Việt chưa tối ưu hóa được vốn điều lệ trong công ty.
Thứ năm, các nhân viên môi giới sẽ có quan điểm tư duy đầu tư khác nhau để cho ra những phương án đầu tư khác nhau, điều này dẫn tới khách hàng sẽ bị loạn vì các môi giới viên không có quan điểm nhất quán, nên dịch vụ môi giới của Rồng Việt
vẫn chưa được khách hàng đánh giá quá cao.
Thứ sáu, tuy rằng lượng tài khoản mở mới tại Rồng Việt tăng trưởng theo năm nhưng số lượng tài khoản ảo, không nạp tiền, không giao dịch vẫn còn nhiều.
Cuối cùng, mặc dù đã thành lập được hơn 15 năm nhưng hình ảnh và thương hiệu của Rồng Việt vẫn chưa được vang xa, chưa được nhiều nhà đầu tư mới biết đến.
3.3.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang có khá nhiều kẽ hở, chưa có sự
hạn chế, chủ yếu là đầu tư theo các nhà môi giới hoặc hiệu ứng đám đông. Trong
khi đó, các doanh nghiệp hay các tổ chức đầu tư lớn chiếm số lượng rất nhỏ, điều này phần nào ảnh hưởng tới khả năng phát huy tính cạnh tranh giữa các CTCK.
- TTCK Việt Nam so với các nước trong khu vực lân cận là kém ổn định hơn,
quy mô cũng khiêm tốn hơn. TTCK Việt Nam đang trên đà đi lên nên khó có
thể tránh khỏi được những khó khăn và biến động bất thuowngfsec ảnh hưởng
lớn tới hoạt động của các CTCK.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ cán bộ quản lý và nhân viên còn hạn chế: tuy công ty luôn chú trọng
tới chất lượng nguồn nhân lực tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu nhân
sự của công ty.
- Cơ cấu nhân sự của Rồng Việt phân bố không đồng đều dẫn tới hiệu quả môi
giới giữa các chi nhánh không có sự đồng bộ, điều này góp phần làm giảm đi
hiệu quả hoạt động môi giới của cả công ty. Hơn nữa số lượng nhân sự
chưa đủ
cũng làm giảm đi năng suất hoạt động của công ty.
- Phí giao dịch của Rồng Việt vẫn còn khá cao so với các công ty chứng khoán
khác. Trong khi phí giao dịch của Rồng Việt ở mức thấp nhất là 0.18% thì các
công ty đối thủ chỉ có 0.15%. đây cũng là một nguyên nhân chủ quan quan trọng
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHAN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT
4.1. Định hướng phát triển
4.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhìn nhận tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam còn lớn, để gia tăng vai trò của thị trường, CEO APG cho rằng “Ở nước ngoài, do hoạt động với tư cách là ngân hàng đầu tư nên nhiều công ty chứng khoán sở hữu ngân hàng, ngược với thực tế Việt Nam. Khi các thị trường tiền tệ, tài chính phát triển đạt các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, các công ty chứng khoán ở Việt Nam cũng tiến tới phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tư thay vì đa phần hoạt động dưới dạng thuần túy cung cấp dịch vụ chứng khoán như hiện nay. Khi đó các công ty chứng khoán sẽ cạnh tranh sòng phẳng với hệ thống ngân hàng, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp có nhiều hơn cơ hội kinh doanh cũng như huy động vốn trên các thị trường”.
Trên cơ sở Chiến lược phát triển TTCK, các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của HNX được đặt ra là:
- Đẩy mạnh các hoạt động giám sát và liên thị trường để đảm bảo TTCK nói chung vận hành an toàn, hiệu quả.
- Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống, đặc biệt là hệ thống giao dịch chứng khoán, không để xảy lỗi hệ thống ảnh hưởng đến thị trường và nhà đầu tư,
đảm bảo
an ninh, bảo mật và tính toàn vẹn của hệ thống.
- Vận hành hệ thống chuyên trang thông tin TPDN đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ và tổ chức lại thị trường, bao gồm cả TPCP và trái phiếu doanh
nghiệp.
- Tổ chức tốt công tác đấu thầu và giao dịch trái phiếu Chính phủ nhằm huy động vốn kịp thời và hiệu quả cho ngân sách Nhà nước.
- Triển khai các sản phẩm phái sinh mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng thanh khoản cho TTCKPS, ra mắt sản phẩm HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm và
- Tiếp tục chủ động hợp tác với các tập đoàn, TCT, các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách về CPH, tái cơ cấu và phát triển
TTCK; triển khai các giải pháp nâng cao quy mô và thanh khoản cho thị trường cổ
phiếu.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ, nâng cao chất lượng và năng lực quản trị điều hành Sở, sẵn sàng cho việc hợp nhất Sở GDCK.
- Triển khai các nội dung trong "Đề án phát triển thị trường vốn cổ phần doanh nghiệp khởi nghiệp", rà soát hoàn thiện khung pháp lý, xem xét các phương án tổ chức thị trường giao dịch.
4.1.2. Định hướng phát triển của Rồng Việt trong thời gian tới
Năm 2020 là năm mà Rồng Việt đón nhận những thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt từ tư duy chiến lược đến kế hoạch thực thi bên cạnh sự chuyển dịch về mặt cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, Rồng Việt cũng nhận thức rằng sự đổi mới về chiến lược kinh doanh luôn luôn gắn liền với chiến lược phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.
Định hướng phát triển của Rồng Việt nói chung và Rồng Việt chi nhánh Hà Nội
nói riêng trong thời gian tới:
* Tầm nhìn:
Rồng Việt có mục tiêu trở thành một trong những Ngân hàng Đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, Rồng Việt đã, đang và sẽ từng bước thực hiện này dựa trên các hoạt đồng nòng cốt: Dịch vụ Chứng khoán - Ngân hàng Đầu tư - Tự doanh, Môi giới, với sự hỗ trợ và định hướng chiến lược từ Bộ phận Nghiên cứu.
- Nguồn tài chính: Vốn điều lệ của Rồng Việt hiện tại là 1.010 tỷ đồng. Công
ty
đặt ra mục tiêu đạt 1.500 tỷ - 2.000 tỷ đồng thông qua phát hành cho nhà đầu
tư chiến
liên tục của môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, Rồng Việt luôn nỗ lực tạo dựng và duy trì một môi trường làm việc cởi mở, trung thực, và là nơi ươm
mầm tài năng, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và quan trọng là truyền đi niềm tự hào, nhiệt huyết và quyết tâm trong mọi lĩnh vực kể cả làm việc và đời sống cá nhân. Mạng lưới của VDSC hiện có 1 trụ sở chính và 3 chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang và Cần Thơ. Trong tương lai, công ty có thể xem xét mở thêm chi nhánh tại các địa bàn trọng điểm như TP.HCM và Hà Nội.
Về dịch vụ, Rồng Việt đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho hệ thống này, luôn đảm bảo tính đa dạng, chất lượng, phí cạnh tranh và luôn cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn của một ngân hàng đầu tư thực thụ:
• Phát triển thế mạnh về mối quan hệ rộng rãi và uy tín của các Cổ đông lớn, HĐQT; cùng với năng lực IB, các sản phẩm Môi giới và Phân tích để hình
thành hệ
thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng, chất lượng đến với khách hàng.
• Rồng Việt đặt mục tiêu trở thành công ty hàng đầu với hệ thống CNTT ổn định, có khả năng xử lý khối lượng lớn các giao dịch trực tuyến.
• Đầu tư phát triển các tính năng mới của hệ thống giao dịch trực tuyến, tăng khả năng kết nối và tương tác với khách hàng.
• Ngoài ra, khả năng cung cấp dịch vụ là khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro một cách chủ động và hiệu quả.
- Chiến lược vốn: Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, Rồng Việt cần từng bước
nâng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng vào năm 2022, hướng tới nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng để nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh. Để làm được điều này, Rồng Việt sẽ triển khai tăng vốn điều lệ bằng cách tìm kiếm đối tác chiến lược lâu dài. Cơ cấu nguồn vốn được ưu tiên định hướng: tập trung vào Kinh doanh Môi giới, Đầu tư, Ngân hàng Đầu tư và các hoạt động hỗ trợ môi giới khác như ký quỹ, nâng cao, đầu tư vào CNTT và các dịch vụ khác ...
khoán Việt Nam đã trải qua một trong những mất mát lớn nhất do đại dịch. Tâm lý thị trường khó ổn định và các nhà đầu tư thích giữ tiền mặt hơn là đầu tư. Nen kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không ổn định đã dẫn đến những thách thức cho hoạt
động quản lý. Trước tình hình đó, Rồng Việt đã xác định những điểm chính sau: - Điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng: Khi báo cáo này đang được viết, tất cả các
kế hoạch tăng trưởng đặt ra vào cuối năm 2019 đã được xem xét lại để điều
chỉnh cho
phù hợp với tình hình mới. Đây là thời gian để tái cấu trúc và tập trung vào
các giá
trị cốt lõi của Rồng Việt, chủ động thực hiện các biện pháp để nắm bắt cơ hội phát
sinh từ tình huống khó khăn.
- Quản lý doanh nghiệp từ góc độ linh hoạt: Môi trường thay đổi nhanh chóng
khiến mục tiêu đặt ra trước đó trở nên bất khả thi. Tuy nhiên, một phương án dự
phòng đã được xây dựng để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ngoài ra, tất
cả kinh
phí và nguồn lực liên tục được điều chỉnh để đảm bảo các mục tiêu mới.
- Xây dựng đội ngũ vững mạnh cả về nhân lực và công nghệ: Đội ngũ nhân
viên
được đào tạo để luôn tập trung và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi mới,
cơ sở
hạ tầng CNTT được thiết lập để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh mới. Đây là
lúc mọi
sự chuẩn bị của Rồng Việt sẽ phản ánh đúng giá trị của chúng.
4.1.3. Định hướng phát triển bền vững
Các mục tiêu phát triển bền vững:
- Trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu, hiện đại và hiệu quả nhất Việt Nam với hệ sản phẩm đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của các phân
khúc khách hàng khác nhau.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong các hoạt động kinh doanh và vận hành.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nội bộ và các hoạt động ngoại khóa.
- Nâng cao các hoạt động thiện nguyện.
- Hướng đến văn phòng “xanh” (tiết kiệm điện, giấy, ...).
- Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro trên toàn hệ thống, đảm bảo mọi hoạt động của Rồng Việt diễn ra ổn định - an toàn - bảo
mật và
đúng pháp luật trong mọi tình huống.
- Đẩy mạnh các hoạt động tạo doanh thu, tập trung vào những phân khúc khách hàng có biên lợi nhuận cao và dư địa phát triển; tiếp tục cải tiến phương thức điều
hành, chất lượng tư vấn và chất lượng dịch vụ.
- Cải tiến quy trình- phương pháp quản trị điều hành thông qua số hóa, tinh gọn quy chế, quy trình để kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ và hợp lý.
- Tăng cường mở rộng các kênh huy động vốn.
- Tái cơ cấu mô hình tổ chức và hoàn thiện cơ chế, chính sách; cải tiến phương pháp quản trị- điều hành, phục vụ tốt nhất cho các yêu cầu phát triển.
- Tăng cường công tác tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình mở
rộng và
phát triển.
- Gia tăng sự gắn bó của khách hàng hiện hữu và sự chọn lựa của khách hàng mới, phát triển và khai thác thông qua các kênh bán chéo sản phẩm nội bộ và kênh
truyền thông các thông tin tích cực, cải tiến nội dung, thiết kế lại website, facebook...
để thể hiện sự chuyên nghiệp của thương hiệu Rồng Việt.
- Tăng giá trị thương hiệu bằng cách thức đẩy mảng hoạt động kinh doanh nhằm
cải thiện và nâng cao vị thế Rồng Việt ở các hoạt động như: môi giới, IB,
quản lý tài
sản, tham gia các giải thưởng trong nước và khu vực.
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán
tại Công
Ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
4.2.1. Cải thiện chất lượng dịch vụ ở Công Ty Cổ phần Chứng khoánRồng Việt Rồng Việt
Các CTCK là đơn vị cung cấp các dịch vụ tài chính, vì thế phải hướng dến dịch
vụ nâng cao giá trị tài sản và đảm bảo tính an toàn cho tài chính của khách hàng. Việc
cải thiện và nâng cấp chất lượng dịch vụ trở thành ưu thế cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các công ty chứng khoán hiện nay.
- về dịch vụ môi giới:
Nhân viên môi giới Rồng Việt cần chủ động trong việc trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc với khách hàng. Điều quan trọng hơn là nhân viên môi giới phải có lượng kiến thức đủ lớn để tự tin tư vấn cho khách hàng, trao đổi thông tin, kỹ năng lắng nghe và xử lý khéo léo trước những phản ứng và câu hỏi của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng theo nhiều kênh và linh hoạt như: tham gia các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm, theo dõi trên các diễn đàn hay fanpage tài chính để tiếp cận với các