Chính sách kinh tế của Nhà nước
Trên cơ sở pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và
hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong mỗi thời kỳ. Sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tới lợi nhận của doanh nghiệp nói riêng. Vì điều tiết mọi hoạt động kinh tế ở tầm vĩ môi là vai trò chính của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường này. Bằng các chính sách, luật lệ và các công cụ tài chính khách Nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế các hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó thuế là một công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình. Thuế là một hình thức nộp theo luật định và không có hàn trả trực tiếp cho mọi tổ chức kinh tế. Vì vậy, thuế làm một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp, nên đóng thuế cao hay thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận.
Chính sách lãi suất
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài những kinh nghiệm, kiến thức thì vốn vẫn luôn là điều kiện vật chất không thể thiếu dược đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn quyết định quy mô, hiệu quả kinh doanh, chỗ đứng, vị thế của DN trên thương trường. Nhưng thông thường ngoài nguồn vốn tự có thì doanh nghiệp đều phải đi vay thêm vốn. Doanh nghiệp có thể vay bằng nhiều cách nhưng để có được khoản tiền đó thì doanh nghiệp phải trả cho người vay một khoản tiền là lãi vay.
Lãi vay phải được tính trên cơ sở tiền gốc, lãi suất và thời gian vay. Vì vậy, lãi suất phần nào quyết định đến số tiền lãi vay phải trả. Nếu số tiền phải trả này lớn thì lợi nhuận trong đơn vị sẽ giảm và ngược lại.
Thị trường và sự cạnh tranh
Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp bởi muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Mọi biến động về cung cầu trên thị trường đều có ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp định cung ứng. Vì vậy, doanh nghiệp phải định hướng nhu cầu cho khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hiện có và các sản phẩm mới. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng của các đối thủ cạnh tranh, của những sản phẩm thay thế cho những sản phẩm của doanh
nghiệp bởi cạnh tranh là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến thị trường. Cạnh tranh là một yếu tố khách quan mà mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Cạnh tranh xảy ra giữa các đơn vị củng sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hóa, hay những sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cạnh tranh nhiều khi tạo ra những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp phát triển nhưng nhiều khi chính nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị suy thoái, phá sản . Vì vậy, mỗi một doanh nghiệp khi bắt tay vào thực hiện một vấn đề gì cần nghiên cứu kỹ thị trường kèm theo các yếu tố cạnh tranh vốn có của nó để tránh tình trạng bị “cá lớn nuốt cá bé”.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Một đất nước mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định không có khủng bố, chiến tranh... thì sẽ tạo ra một môi trường tốt kích thích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, sẽ tạo ra những bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến mọi kế hoạch của doanh nghiệp và làm lợi nhuận có xu hướng giảm.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Một khi khoa học ngày càng tiến bộ thì đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải không ngừng tiếp thu những tiến bộ đó như cải tiến, hiện đại hóa máy móc, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho người lao động sao cho theo kịp với thời đại. Nếu không thì mọi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất sẽ trở nên lạc hậu khó lòng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và như vậy lợi nhuận lại giảm là điều không thể tránh khỏi.