2.2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tại Công ty, trong năm 2017 cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại 1,35 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2018, cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại 1,78 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại 3,21 đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.8: Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của tài sản
Chỉ tiêu năm 2017 năm 2018 năm 2019
So sánh 2018/2017
So sánh 2019/2018 1. Tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (%)
1,35 1,78 3,21 0,43 1,43
2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (%)
1,73 2,17 2,72 0,44 0,55
3.Số vòng quay của tổng tài
sản (vòng) 0,78
0,82 1,18 0,04 0,36
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Có thể thấy là so với năm 2017 thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty năm 2018 đã tăng lên 0,43% và đến năm 2019 tiếp tục tăng tiếp 1,44% vào năm tiếp theo. Nguyên nhân là do từ năm 2017 đến 2018, lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận lớn hơn mức tăng của tổng tài sản nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có tăng nhưng không quá lớn. Sang đến năm 2019, tổng tài sản giảm kết hợp với lợi nhuận tăng lên nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đạt mức tăng lớn hơn, cụ thể tăng đến 80,68% so với năm 2018.
Tìm hiểu kỹ hơn về khả năng sinh lời với mỗi một đồng tài sản, ta sử dụng mô hình Dupont kết hợp phương pháp loại trừ:
Dựa vào mô hình tài chính Dupont thì ta thấy rằng khả năng sinh lời của tổng tài sản tăng lên do ảnh hưởng của hai nhân tố vòng quay của tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần.
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số vòng quay của tổng tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần từ năm 2017 đến năm 2019 đều tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài sản qua các năm đều tăng theo. Đặc biệt là số vòng quay của tổng tài sản năm 2019 tăng lên 0,36 vòng kéo tỷ suất lợi nhuận năm 2019 lên 1,43% và đạt 3,21%.
Như vậy, dựa vào bảng số liệu phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng lên là do ảnh hưởng chủ yếu của hai chỉ tiêu số vòng quay của tổng tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ trong năm 2019 Công ty đã có những thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, chỉ tiêu ROA là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, phản ánh khả năng sinh lời của tài sản, chỉ số này tăng lên cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển tốt hơn. Chỉ số này đặc biệt đã có sự tiến triển tốt trong giai đoạn 2018-2019, Công ty cần phải đảm bảo an toàn tài chính và cố gắng quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn để nâng cao chỉ tiêu ROA.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
Tại Công ty, trong năm 2017, cứ với mỗi 100 đồng tài sản ngắn hạn đem lại 1,69 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2018, tỷ suất này tăng lên 2,15%, tương đương với cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn sẽ đem lại 2,15 đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018
Đến năm 2019, cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn đem lại 4,15 đồng tài sản sau thuế. Từ năm 2017 đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên trài sản ngắn hạn tăng thêm 0,46 % vì cả lợi nhuận sau thuế và tài sản ngắn hạn đều tăng lên. So với năm 2018, tỷ suất lợi nhuận năm 2019 tăng lên nhiều hơn, cụ thể thêm 2% tương ứng với tỷ lệ tăng 93,14%. Nguyên nhân là do trong năm 2019, lợi nhuận sau thuế tăng lên 809 triệu đồng. Trong khi tài sản ngắn hạn lại giảm 15.724 triệu đồng vì doanh nghiệp giải quyết được một phần nợ ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho tháy Công ty đang dần có sự phát triển và hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Phần lớn tổng tài sản Công ty là tài sản ngắn hạn. Qua số liệu bảng 2.3 cho ta thấy trong tổng tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn và liên tục tăng lên qua các năm, từ năm 2017 đến năm 2018 tăng thêm 4.506 triệu đồng và tiếp tục tăng thêm 6.708 triệu đồng vào năm sau và đạt 34.745 triệu đồng trong khi tổng tài sản ngắn hạn giảm khi các khoản tiền và tương đương tiền giảm từ hoạt động thanh toán nợ ngắn hạn. Nguyên nhân của hàng tồn kho lớn là do Công ty thường tích trữ lượng hàng lớn và giá trị của một số mặt hàng máy móc chuyên dụng trong ngành gốm sứ và xây dựng rất cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn
Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn là 6,64% tương đương với cứ với mỗi 100 đồng tài sản dài hạn đem lại cho Công ty 6,64 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn của Công ty liên tục tăng thêm. Cụ thể tăng lên 10,35% vào năm 2018 và tiếp tục tăng thêm 3,91% vào năm 2019 là đạt 14,26%. Do lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2018 và 2019 liên tục tăng mạnh, tài sản dài hạn cụ thể là tài sản cố định cũng tăng thêm từ 8.269 triệu đồng năm 2017 tăng lên 36,87% để đạt 11.318 triệu đồng năm 2018 khi Công ty thực hiện mở rộng kho và xây thêm một nhà kho nữa để tích trữ hàng hóa tồn kho. Sang năm 2019, tài sản cố định tăng thêm 1.307 triệu đồng do mua thêm, nâng cấp một số phương tiện, máy móc phục vụ vận tải và lắp đặt. Tuy nhiên, lượng tài sản cố định tăng lên vẫn thấp hơn so với lợi nhuận sau thuế hàng năm. Điều này cho thấy Công ty đang sử dụng tài sản cố định tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.
2.2.3.2 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.10: Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên NVCSH
Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)
1. Lợi nhuận sau thuế 881 1.569 2.378 688 78,09 809 51,56
2. Lợi nhuận giữ lại
trong kỳ 881 1.232 1.898 351 39,84 666 54,06
3. Nguồn vốn chủ sở
hữu 24.092 28.493 31.216 4.401 18,27 2.723 9,56
4. Tỷ suất lợi nhuận
trên NVCSH(%) 3,66 5,51 7,62 1,85 50,58 2,11 38,34
5. Tỷ số tăng trưởng
bền vững (%) 3,66 4,32 6,08 0,67 18,24 1,76 40,62
6. Tỷ suất lợi nhuận giữ
Chỉ tiêu năm 2017 năm 2018 năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 1. Tỷ suất lợi nhuận trên
NVCSH(%)
3,66 5,51 7,62 1,85 2,11
2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (%)
1,73 2,17 2,72 0,44 0,55
3.Số vòng quay của tổng tài sản (vòng)
0,78 0,82 1,18 0,04 0,36
4. Đòn bẩy tài chính 2,71 3,09 2,37 0,38 -0,72
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu
Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu là 3,66% có nghĩa là cứ với 100 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 3,66 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh Tìm hiểu rõ hơn khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu của Công ty, ta sử dụng mô hình Dupont kết hợp với phương pháp loại trừ.
Dựa vào mô hình tài chính Dupont, ta thấy có hệ số sinh lời của doanh thu thuần, số vòng quay của tài sản và đòn bảy tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của nguồn vốn.
Khi xem xét các số liệu tính toán ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018 tăng lên từ 3,66% đến 5,51% do tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần tăng 0,44, số vòng quay của tổng tài sản tăng 0,04 vòng và hệ số đòn bảy tài chính tăng 0,38. Tiếp đến năm 2019, dù đòn bảy tài chính giảm 0,72, tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần vẫn tăng lên 0,55 và số vòng quay của tổng tài sản tăng lên 0,36 vòng nên tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng.
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Điều này cho thấy Công ty đang hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, và trong thời gian tới doanh nghiệp nên sử dụng vốn vay để tăng đòn bẩy tài chính, giúp chỉ tiêu ROE tăng thêm. Một điểm cần lưu ý đó là trong các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE là hệ số nợ-đòn bẩy tài chính. Nếu xét riêng thì hệ số nợ này còn tương đối cao, Công ty bị phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ và chịu sức ép không nhỏ, có thể gây ra rủi ro thanh khoản hay rủi ro tài chính. Dù vậy, cũng thấy được rằng Công ty tận dụng được những ưu điểm khi hệ số nợ cao, làm tăng quy mô doanh nghiệp, tận dụng được hiệu ứng khuếch đại lợi nhuận trên VCSH. Nợ ngắn hạn chiếm
tỷ trọng rất cao nên Công ty cần lưu ý cân nhắc và thanh toán các chi phí lãi vay đúng
hạn đảm bảo uy tín với chủ nợ và lòng tin của các nhà cung cấp.
Tỷ số tăng trưởng bền vững
So với năm 2017 thì tỷ số tăng trưởng bền vững năm 2018 tăng lên 0,67% từ 3,66% đến 4,32%. Đến năm 2019 Công ty tiếp tục nâng cao tỷ số tăng trưởng bền vững thêm 1,76% nữa và đạt 6,08%. Tỷ số này có thể không quá cao nhưng nếu xét nguồn lực mà Công ty đang có thì đó là một cố gắng rất lớn với ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên. Điều này cho thấy được sự tích lũy lợi nhuận làm tăng vốn chủ sở hữu, tạo điều kiện cho tái sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh khi sử dụng vốn chủ sở hữu thay cho vốn vay ngắn hạn và dài hạn để giảm bớt áp lực của lãi vay và quan trọng nhất là giảm chỉ phí tài chính xuống, giúp cho hoạt động tài chính đem lại có hiệu quả tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận giữ lại
Dựa vào phần phân tích ở mục 2.2.2 tình hình phân pối lợi nhuận thì Công ty tiến hành bổ sung lợi nhuận sau thuế vào vốn chủ sở hữu để tái đầu tư. Nhìn chung thì hiện nay Công ty làm ăn tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong sử dụng nguồn lực.
2.2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh
Số liệu cho thấy năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh là 1,8% tương đương với cứ với mỗi 100 đồng tổng chi phí kinh doanh bỏ ra thì mang lại 1,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh tăng lên 2,29% và tiếp tục tăng thêm 0,62 đồng nữa vào năm 2019 và đạt 2,91%.
Có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh trong 3 năm luôn tăng lên, tỷ số năm 2018 lớn hơn 27,28% so với năm 2017 và tiếp tục tăng thêm 27,09% nữa vào năm 2019. Như vậy việc quản lý chi phí kinh doanh của Công ty vẫn đang theo hướng có lợi, góp phần tăng lợi nhuận. Tuy vậy, để làm rõ hơn về việc quản lý chi phí của Công ty, cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối(% ) Tuyệt đối Tương đối(%)
1. Lợi nhuận sau thuế 881 1.569 2.378 688 78,09 809 51,56
2. Tổng chi phí kinh
đoanh 48.93
7 68.476 81.660 19.539
39,93
13.184 19,25
Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán
Dựa trên số liệu bảng 2.12, ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán năm 2017 là 2,14% và tăng thêm 0,57% vào năm 2018 là 2,71% và thêm 0,76% để đạt 2,91% vào năm 2019. Dù tỷ số liên tục tăng hằng năm nhưng có thể thấy mức tăng còn thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng năm 2017 là 16,11% và tăng lên đến 22,99% vào năm 2018. Đến năm 2019, tỷ số này tiếp tục tăng và đạt 27,91%. Có thể thấy việc tỷ suất này vẫn tăng qua từng năm, tuy nhiên mức tăng còn khá thấp. Lợi nhuận sau thuế của Công ty sau mỗi năm đều đạt mức tăng trưởng rất tốt nhưng bên cạnh đó chi phí bán hàng cũng tăng theo.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 38,93%, tỷ số này tăng lên 42,09% vào năm 2018 tương đương với mức tăng trưởng thêm 8,11% vào năm 2018 và đạt 27,91% vào năm 2019. Có thể thấy rằng việc quản lý doanh nghiệp của Công ty vào năm 2018 còn chưa tốt, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên quá lớn so với giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Cụ thể năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng lên đến 64,74% so với năm trước đó, trong khi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng chỉ tăng lần lượt 40,57% và 24,80%. Đến năm 2019, Công ty đã đưa ra những phương án tốt hơn và cải thiện nên chi phí quản lý doanh nghiệp đến năm 2019 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng trưởng ổn định hơn và phù hợp với mức tăng của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng.
Bảng 2.12 Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh
a. Giá vốn hàng bán 41.20 6 57.924 68.53 7 16.718 40,57 10.613 18,32 b. Chi phí bán hàng 5.468 6.824 8.521 1.356 24,80 1.697 24,87 c. Chi phí QLDN 2.263 3.728 4.602 1.465 64,74 874 23,44
3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh
doanh (%) 1,80 2,29 2,91 0,49 27,28 0,62 27,09
4. Tỷ suất lợi nhuận
trên GVHB (%) 2,14 2,71 3,47 0,57 26,69 0,76 28,09
5. Tỷ suất lợi nhuận
trên CPBH (%) 16,11 22,99 27,91 6,88 42,70 4,92 21,38
6. Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm 2017 Nă m 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1. Lợi nhuận sau thuế
881 1.569 2.378 688 78,09 809 51,56
2. Doanh thu thuần 51.018 72.357 87.286 21.339 41,8 14.929 20,6
3.Tỷ suất lợi nhuận
trên DTT (%) 1,73 2,17 2,72 0,44 25,43 0,55 25,34
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
2.2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Bảng 2.13: Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối đối(%)Tương Tuyệt đối gTươn
đối(%) 1. Lợi nhuận sau thuế
(Triệu đồng)
881 1.56
9
2.378 688 78,09 809 51,56
2. Số lao động ( người) 30 42 45 12 400 3 7,14
3. Tỷ suất lợi nhuận trên số lao động 29,3 7 37,3 6 52,84 7.99 27,21 15,49 41,46
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Tại Công ty, trong năm 2017 tỷ suất này là 1,73% cho thấy cứ với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại cho Công ty 1,73 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Công ty tăng thêm 0,44% và đạt 2,17%. Đến năm 2019, tỷ suất này tiếp tục tăng thêm 0,55% nữa và đạt 2,72% tương ứng với 2,72 đồng lợi nhuận sau thuế với mỗi 100 đồng doanh thu.
Từ năm 2017 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của năm 2018, và 2019 liên tục tăng lên. Điều này là do trong năm 2018 và 2019 lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của Công ty đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế có mức tăng mạnh hơn so với doanh thu thuần, cụ thể trong năm 2018, lợi nhuận sau thuế tăng lên 78,09% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng thêm 41,8%. Năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng thêm 51,56% còn doanh thu thuần chỉ tăng 20,6%.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Công ty cả 3 năm còn thấp nhưng