Bảng 2.10: Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên NVCSH
Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)
1. Lợi nhuận sau thuế 881 1.569 2.378 688 78,09 809 51,56
2. Lợi nhuận giữ lại
trong kỳ 881 1.232 1.898 351 39,84 666 54,06
3. Nguồn vốn chủ sở
hữu 24.092 28.493 31.216 4.401 18,27 2.723 9,56
4. Tỷ suất lợi nhuận
trên NVCSH(%) 3,66 5,51 7,62 1,85 50,58 2,11 38,34
5. Tỷ số tăng trưởng
bền vững (%) 3,66 4,32 6,08 0,67 18,24 1,76 40,62
6. Tỷ suất lợi nhuận giữ
Chỉ tiêu năm 2017 năm 2018 năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 1. Tỷ suất lợi nhuận trên
NVCSH(%)
3,66 5,51 7,62 1,85 2,11
2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (%)
1,73 2,17 2,72 0,44 0,55
3.Số vòng quay của tổng tài sản (vòng)
0,78 0,82 1,18 0,04 0,36
4. Đòn bẩy tài chính 2,71 3,09 2,37 0,38 -0,72
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu
Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu là 3,66% có nghĩa là cứ với 100 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 3,66 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh Tìm hiểu rõ hơn khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu của Công ty, ta sử dụng mô hình Dupont kết hợp với phương pháp loại trừ.
Dựa vào mô hình tài chính Dupont, ta thấy có hệ số sinh lời của doanh thu thuần, số vòng quay của tài sản và đòn bảy tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của nguồn vốn.
Khi xem xét các số liệu tính toán ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018 tăng lên từ 3,66% đến 5,51% do tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần tăng 0,44, số vòng quay của tổng tài sản tăng 0,04 vòng và hệ số đòn bảy tài chính tăng 0,38. Tiếp đến năm 2019, dù đòn bảy tài chính giảm 0,72, tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần vẫn tăng lên 0,55 và số vòng quay của tổng tài sản tăng lên 0,36 vòng nên tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng.
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Điều này cho thấy Công ty đang hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, và trong thời gian tới doanh nghiệp nên sử dụng vốn vay để tăng đòn bẩy tài chính, giúp chỉ tiêu ROE tăng thêm. Một điểm cần lưu ý đó là trong các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE là hệ số nợ-đòn bẩy tài chính. Nếu xét riêng thì hệ số nợ này còn tương đối cao, Công ty bị phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ và chịu sức ép không nhỏ, có thể gây ra rủi ro thanh khoản hay rủi ro tài chính. Dù vậy, cũng thấy được rằng Công ty tận dụng được những ưu điểm khi hệ số nợ cao, làm tăng quy mô doanh nghiệp, tận dụng được hiệu ứng khuếch đại lợi nhuận trên VCSH. Nợ ngắn hạn chiếm
tỷ trọng rất cao nên Công ty cần lưu ý cân nhắc và thanh toán các chi phí lãi vay đúng
hạn đảm bảo uy tín với chủ nợ và lòng tin của các nhà cung cấp.
Tỷ số tăng trưởng bền vững
So với năm 2017 thì tỷ số tăng trưởng bền vững năm 2018 tăng lên 0,67% từ 3,66% đến 4,32%. Đến năm 2019 Công ty tiếp tục nâng cao tỷ số tăng trưởng bền vững thêm 1,76% nữa và đạt 6,08%. Tỷ số này có thể không quá cao nhưng nếu xét nguồn lực mà Công ty đang có thì đó là một cố gắng rất lớn với ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên. Điều này cho thấy được sự tích lũy lợi nhuận làm tăng vốn chủ sở hữu, tạo điều kiện cho tái sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh khi sử dụng vốn chủ sở hữu thay cho vốn vay ngắn hạn và dài hạn để giảm bớt áp lực của lãi vay và quan trọng nhất là giảm chỉ phí tài chính xuống, giúp cho hoạt động tài chính đem lại có hiệu quả tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận giữ lại
Dựa vào phần phân tích ở mục 2.2.2 tình hình phân pối lợi nhuận thì Công ty tiến hành bổ sung lợi nhuận sau thuế vào vốn chủ sở hữu để tái đầu tư. Nhìn chung thì hiện nay Công ty làm ăn tuy có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong sử dụng nguồn lực.
2.2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh
Số liệu cho thấy năm 2017, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh là 1,8% tương đương với cứ với mỗi 100 đồng tổng chi phí kinh doanh bỏ ra thì mang lại 1,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh tăng lên 2,29% và tiếp tục tăng thêm 0,62 đồng nữa vào năm 2019 và đạt 2,91%.
Có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh trong 3 năm luôn tăng lên, tỷ số năm 2018 lớn hơn 27,28% so với năm 2017 và tiếp tục tăng thêm 27,09% nữa vào năm 2019. Như vậy việc quản lý chi phí kinh doanh của Công ty vẫn đang theo hướng có lợi, góp phần tăng lợi nhuận. Tuy vậy, để làm rõ hơn về việc quản lý chi phí của Công ty, cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối(% ) Tuyệt đối Tương đối(%)
1. Lợi nhuận sau thuế 881 1.569 2.378 688 78,09 809 51,56
2. Tổng chi phí kinh
đoanh 48.93
7 68.476 81.660 19.539
39,93
13.184 19,25
Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán
Dựa trên số liệu bảng 2.12, ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán năm 2017 là 2,14% và tăng thêm 0,57% vào năm 2018 là 2,71% và thêm 0,76% để đạt 2,91% vào năm 2019. Dù tỷ số liên tục tăng hằng năm nhưng có thể thấy mức tăng còn thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng năm 2017 là 16,11% và tăng lên đến 22,99% vào năm 2018. Đến năm 2019, tỷ số này tiếp tục tăng và đạt 27,91%. Có thể thấy việc tỷ suất này vẫn tăng qua từng năm, tuy nhiên mức tăng còn khá thấp. Lợi nhuận sau thuế của Công ty sau mỗi năm đều đạt mức tăng trưởng rất tốt nhưng bên cạnh đó chi phí bán hàng cũng tăng theo.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 là 38,93%, tỷ số này tăng lên 42,09% vào năm 2018 tương đương với mức tăng trưởng thêm 8,11% vào năm 2018 và đạt 27,91% vào năm 2019. Có thể thấy rằng việc quản lý doanh nghiệp của Công ty vào năm 2018 còn chưa tốt, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên quá lớn so với giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Cụ thể năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng lên đến 64,74% so với năm trước đó, trong khi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng chỉ tăng lần lượt 40,57% và 24,80%. Đến năm 2019, Công ty đã đưa ra những phương án tốt hơn và cải thiện nên chi phí quản lý doanh nghiệp đến năm 2019 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng trưởng ổn định hơn và phù hợp với mức tăng của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng.
Bảng 2.12 Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh
a. Giá vốn hàng bán 41.20 6 57.924 68.53 7 16.718 40,57 10.613 18,32 b. Chi phí bán hàng 5.468 6.824 8.521 1.356 24,80 1.697 24,87 c. Chi phí QLDN 2.263 3.728 4.602 1.465 64,74 874 23,44
3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh
doanh (%) 1,80 2,29 2,91 0,49 27,28 0,62 27,09
4. Tỷ suất lợi nhuận
trên GVHB (%) 2,14 2,71 3,47 0,57 26,69 0,76 28,09
5. Tỷ suất lợi nhuận
trên CPBH (%) 16,11 22,99 27,91 6,88 42,70 4,92 21,38
6. Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm 2017 Nă m 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1. Lợi nhuận sau thuế
881 1.569 2.378 688 78,09 809 51,56
2. Doanh thu thuần 51.018 72.357 87.286 21.339 41,8 14.929 20,6
3.Tỷ suất lợi nhuận
trên DTT (%) 1,73 2,17 2,72 0,44 25,43 0,55 25,34
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
2.2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Bảng 2.13: Bảng tính toán chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối đối(%)Tương Tuyệt đối gTươn
đối(%) 1. Lợi nhuận sau thuế
(Triệu đồng)
881 1.56
9
2.378 688 78,09 809 51,56
2. Số lao động ( người) 30 42 45 12 400 3 7,14
3. Tỷ suất lợi nhuận trên số lao động 29,3 7 37,3 6 52,84 7.99 27,21 15,49 41,46
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Tại Công ty, trong năm 2017 tỷ suất này là 1,73% cho thấy cứ với mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại cho Công ty 1,73 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Công ty tăng thêm 0,44% và đạt 2,17%. Đến năm 2019, tỷ suất này tiếp tục tăng thêm 0,55% nữa và đạt 2,72% tương ứng với 2,72 đồng lợi nhuận sau thuế với mỗi 100 đồng doanh thu.
Từ năm 2017 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của năm 2018, và 2019 liên tục tăng lên. Điều này là do trong năm 2018 và 2019 lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của Công ty đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế có mức tăng mạnh hơn so với doanh thu thuần, cụ thể trong năm 2018, lợi nhuận sau thuế tăng lên 78,09% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng thêm 41,8%. Năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng thêm 51,56% còn doanh thu thuần chỉ tăng 20,6%.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của Công ty cả 3 năm còn thấp nhưng có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong từng năm. Công ty cần đẩy mạnh, phát huy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách tăng doanh thu bán hàng và giảm bớt các mục chi phí xuống.
2.2.3.5 Lợi nhuận sau thuế bình quân trên số lao động
Một trong những yếu tố quan trọng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp đó chính là năng suất lao động. Có thể thấy rõ rằng năng suất lao động và lợi nhuận có tỷ lệ thuận với nhau. Quan sát tình hình thực tế tại Công ty có thể thấy được năng suất lao động và đãi ngộ của cán bộ công nhân viên đều tăng lên.
(Nguồn: Công ty TNHH Nghĩa Long)
Tại Công ty, trong năm 2017, cứ với mỗi một lao động bình quân sẽ đem lại 29,37 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018 cứ với mỗi lao động đem lại 37,42 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019 cứ với mỗi lao động đem lại 52,84 triệu đồng lợi nhuận sau thuế.
So với năm 2017 thì tỷ suất lợi nhuận trên số lao động năm 2018 tăng lên do lợi nhuận sau thuế tăng lên nhiều hơn so với số lượng lao động tăng thêm. Đặc biệt năm 2019 Công ty chỉ tuyển thêm 3 lao động nhưng doanh thu tăng lên rất lớn làm cho tỷ suất lợi nhuận trên số lao động tăng mạnh, cụ thể tăng đến 41,46% so với năm 2018. Như vậy có thể thấy việc tuyển dụng của Công ty đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, việc tuyển thêm lao động để đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục và tạo thêm được nhiều doanh thu, nhưng bên cạnh đó thì việc tuyển dụng thêm lao động cùng làm tăng khoản mục chi phí tiền lương. Công ty cần tính toán và điều chỉnh mức lương hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận.
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty TNHH Nghĩa Long
2.3.1 Kết quả đạt được tại Công ty TNHHNghĩa Long
- Trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đã có sự quan tâm chú ý trong quản lý doanh nghiệp, đồng thời phần nào kiểm soát tốt hơn các khoản chi phí. Điều này có thể thấy được ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần. Đồng thời Công ty cũng nắm bắt được xu hướng thị trường để nắm bắt thời cơ và đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận rất từ 2017-2019.
- Năm 2018 và 2019, Công ty đã tận dụng và khai thác được năng lực của người lao động hiệu quả và điều nay đã làm cho năng suất lao động tăng cao. Điều này là vì đãi ngộ của người lao động của Công ty đã tăng lên rõ rệt khi Công ty làm ăn có lãi, từ đó Công ty tiến hành trích lập các quỹ khen thưởng. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu tỷ số tăng trưởng bền vững và tỷ suất lợi nhuận giữ lại.
- Hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được cải thiện rõ rệt qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu.
Có thể nói rằng, trong hai năm 2018 và 2019, Công ty TNHH Nghĩa Long có những nỗ lực đáng ghi nhận và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những khiếm khuyết mà Công ty cần nghiên cứu và giải quyết để đạt được hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận tốt nhất.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1 Những hạn chế: 2.3.2.1 Những hạn chế:
Thứ nhất, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm: dù hàng hóa của Công ty luôn được đảm bảo những yêu cầu về chất lượng nhưng phạm vi phân bố khách hàng còn eo hẹp, khách hàng chủ yếu trong khu vực Hà nội và các tỉnh thành phố miền bắc Việt Nam. Bởi vậy mà hàng hóa Công ty bị kiềm hãm khả năng tiêu thụ. Điều này được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần.
Thứ hai, vốn của Công ty còn bất hợp lý và bị chiếm dụng nhiều. Các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Điều này được thể hiện rõ ở chỉ tiêu tỷ suất lơi nhuận trên tài sản ngắn hạn .
Thứ ba, Công ty bị phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu. Điều này thể hiện Công ty còn thiếu những chiến lược kinh doanh dài hạn, các khoản nợ ngắn hạn cũng yêu cầu Công ty phải tích trữ khoản tiền mặt lớn để đáp ứng khả năng thanh toán ngắn hạn.
Thứ tư, về chi phí mua và nhập hàng hóa: Dựa vào số liệu tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán, có thể thấy rằng chi phí nhập hàng vẫn còn cao, có thể hiểu do sự thay đổi của các nhà sản xuất nước ngoài. Bên cạnh đó là lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và nội tệ làm tăng chi phí và trực tiếp giảm lợi nhuận. Làm công tác tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chếNguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan
Thị trường đang không ngừng biến động mỗi ngày, nền kinh tế đi xuống, cạnh tranh gay gắt, vấn đề nguồn hàng nhập cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đầu năm 2020 đang khiến hoạt động kinh doanh của Công ty lâm vào tình trạng bất lợi. Sự cạnh tranh của các Công ty về công nghệ và tin học, về đòi hỏi của thị trường buộc doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và linh hoạt với từng đối tượng khách hàng cụ thể, nâng cao việc quản lý vốn kinh doanh để tăng cường chất lượng và giảm giá thành hàng hóa, tăng vị thế của Công ty trên thị trường.
Nguyên nhân chủ quan
Năng lực chuyên môn của một bộ phận quản lý trong Công ty còn chưa đồng đều và nhất quán, sự năng động và tính kỷ luật còn yếu. Tiếp đó, khâu tiếp thị giới thiệu, quảng cáo sản phẩm còn chưa đầu tư đúng mức, hình thức chủ yếu là chuyền miệng và giới thiệu từ khách hàng. Việc này làm thu hẹp phạm vi khách hàng và làm các mặt hàng của Công ty bị mất sức cạnh tranh trên thị trường.