2.3.2.1 Những hạn chế:
Thứ nhất, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm: dù hàng hóa của Công ty luôn được đảm bảo những yêu cầu về chất lượng nhưng phạm vi phân bố khách hàng còn eo hẹp, khách hàng chủ yếu trong khu vực Hà nội và các tỉnh thành phố miền bắc Việt Nam. Bởi vậy mà hàng hóa Công ty bị kiềm hãm khả năng tiêu thụ. Điều này được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần.
Thứ hai, vốn của Công ty còn bất hợp lý và bị chiếm dụng nhiều. Các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Điều này được thể hiện rõ ở chỉ tiêu tỷ suất lơi nhuận trên tài sản ngắn hạn .
Thứ ba, Công ty bị phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu. Điều này thể hiện Công ty còn thiếu những chiến lược kinh doanh dài hạn, các khoản nợ ngắn hạn cũng yêu cầu Công ty phải tích trữ khoản tiền mặt lớn để đáp ứng khả năng thanh toán ngắn hạn.
Thứ tư, về chi phí mua và nhập hàng hóa: Dựa vào số liệu tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán, có thể thấy rằng chi phí nhập hàng vẫn còn cao, có thể hiểu do sự thay đổi của các nhà sản xuất nước ngoài. Bên cạnh đó là lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và nội tệ làm tăng chi phí và trực tiếp giảm lợi nhuận. Làm công tác tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chếNguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan
Thị trường đang không ngừng biến động mỗi ngày, nền kinh tế đi xuống, cạnh tranh gay gắt, vấn đề nguồn hàng nhập cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đầu năm 2020 đang khiến hoạt động kinh doanh của Công ty lâm vào tình trạng bất lợi. Sự cạnh tranh của các Công ty về công nghệ và tin học, về đòi hỏi của thị trường buộc doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và linh hoạt với từng đối tượng khách hàng cụ thể, nâng cao việc quản lý vốn kinh doanh để tăng cường chất lượng và giảm giá thành hàng hóa, tăng vị thế của Công ty trên thị trường.
Nguyên nhân chủ quan
Năng lực chuyên môn của một bộ phận quản lý trong Công ty còn chưa đồng đều và nhất quán, sự năng động và tính kỷ luật còn yếu. Tiếp đó, khâu tiếp thị giới thiệu, quảng cáo sản phẩm còn chưa đầu tư đúng mức, hình thức chủ yếu là chuyền miệng và giới thiệu từ khách hàng. Việc này làm thu hẹp phạm vi khách hàng và làm các mặt hàng của Công ty bị mất sức cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại, đây là một số vấn đề vẫn chưa được khắc phục triệt để trong hoạt động kinh doanh TNHH Nghĩa Long từ năm 2017 đến nay. Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng xấu và là vật cản kìm hãm sự phát triển, làm giảm đi lợi nhuận của Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2: “Thực trạng lợi nhuận tại Công ty TNHH Nghĩa Long” đã giới thiệu khái quát về lịch sử, quá trình phát triển và kinh doanh của Công ty TNHH Nghĩa Long trong những năm qua. Đồng thời các phân tích, đánh giá về thực trạng tình hình, lợi nhuận trong giai đoạn 2017-2019 được phản ánh một cách khách quan nhất, từ đó, những kết quả đã đạt được và hạn ché còn tồn tại được rút ra. Trong giai đoạn 2017-2019, đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế và của riêng Nghĩa Long, Công ty đã thành công trong công tác duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị lợi nhuận qua các năm. Tuy nhiên, trong việc quản lý tài chính, kinh doanh, Nghĩa Long còn gặp phải những hạn chế xuất phat từ cả phía nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chính vì vậy, trong chương 3, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty TNHH Nghĩa Long nâng cao lợi nhuận trong những năm tiếp theo.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH NGHĨA LONG
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Nghĩa Long
Công ty TNHH Nghĩa Long là một trong những doanh nghiệp có uy tính trong lĩnh vực nhập khẩu thương mại máy móc, nguyên liệu ngành gốm sứ và xây dựng. Với phương trâm kinh doanh lành mạnh, đi tắt đón đầu, Đặt chữ tín lên trước nhất với khách hàng và các đối tác, luôn lấy mục tiêu phấn đấu là chất lượng của sản phẩm và không ngừng xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh nên đã gặt hái được những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động.
Đất nước đang trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hòa nhập vào kinh tế khu vực và các nước ASEAN. Công ty sẽ gặp nhiều cơ hội và thời cơ song bên cạnh đó là rất nhiều những nguy cơ, thách thức. Bởi vậy, Công ty đã đề ra cho mình những định hướng trong ngắn hạn và dài hạn để phát triển phù hợp với sự phát triển và biến động của thời đại.
3.1.1 Định hướng trong ngắn hạn
- Sổ cái sáng kiến, cải tiến tăng 3%
- Giảm thời gian tu sửa, sửa chữa máy móc xuống ít nhất 10% - Giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp xuống 10% - Doanh thu bán hàng tăng ít nhất 20%
- Lợi nhuận sau thuế tăng ít nhất 10%
3.1.2 Định hướng dài hạn
Trong thời gian sắp tới, Công ty TNHH Nghĩa Long sẽ tập trung vào mở rộng và phát triển thị trường, nâng cao tên tuổi để trở thành doanh nghiệp có uy tín cao trong nước. Trên cơ sở nền tảng là kinh doanh các loại máy móc, nguyên liệu ngành gốm sứ và xây dựng, Công ty hướng tới mở rộng kinh doanh các ngành nghề có tiềm năng, phù hợp với nhu cầu phát triển mới của xã hội đồng thời tận dụng hết nguồn lực của Công ty để phát huy hết được các thế mạnh về thương hiệu, vốn, đất
đai và nguồn lao động...
Không ngừng đào tạo trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân viên trong mỗi khu vực hoạt động kinh doanh của Công ty, nhất là bộ phận phòng kinh doanh để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Đồng thời thường xuyên có các khóa hỗ trợ đào tạo theo từng chuyên môn khác nhau như: đào tạo các nhân viên mới, bổ sung kiến thức và lĩnh hội những công nghệ mới đối với toàn bộ thành viên trong Công ty.
Tạo điều kiện cho toàn thể người lao động trong Công ty có mức thu nhập ổn định và nâng cao mức sống. Nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên để đạt được điều kiện tốt nhất trong quá trình làm việc và phục vụ khác hàng.
Phát huy hết nguồn nội lực, những thế mạnh sẵn có và đặc biệt của riêng Công ty, kết hợp nâng cao, kiểm soát chặt chẽ bộ máy hoạt động, tăng cường khả năng để phục vụ mọi nhu cầu của các đối tượng khách hàng.
Mở rộng hợp tác, xúc tiến mối quan hệ lâu dài với các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Đẩy mạnh việc xây dựng thêm cửa hàng, chi nhánh, trên toàn quốc, đảm bảo luôn có mặt để phục vụ khách hàng trên mọi tỉnh thành Việt Nam.
Đầu tư, phát triển đội ngũ chuyên nghiên cứu và phát triển thị trường.
Mở rộng tìm kiếm những cơ hội hợp tác đôi bên cùng có lợi với các doanh nghiệp cùng ngành, tạo kênh phân phối sản phẩm ổn định và lâu dài.
3.2 Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Nghĩa Long
3.2.1 Các giải pháp nâng cao về mặt quản lý chi phí, tài chính
Dựa vào những phân tích ở chương 2, ta thấy rằng chi phí kinh doanh của Công ty qua các năm đều tăng. Bởi vậy, để giảm chi phí trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện những biện pháp như sau:
Tìm kiếm và lựa chọn những nguồn cung hàng hóa và nhà cung cấp mới
Công ty cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm một nguồn hàng hóa đầu vào, nên đầu tư và lập một đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm có nhiệm vụ tìm
kiếm phạm vi cả trong và ngoài nước hơn là chỉ tập trung vào khu vực các nhà sản xuất và các doanh nghiệp buôn bán Trung Quốc hiện tại để chọn ra nguồn cung hàng hóa tốt nhất, nghĩa là nguồn cung hàng hóa có số lượng ổn định và giá thành phải chăng. Đội ngũ này cần lựa chọn những người và am hiểu nhiều lĩnh vực, vừa có kỹ thuật chuyên môn trong ngành gốm sứ đồng thời phải thông thạo và nhạy bén với thị trường. Như vậy, Công ty có thể tìm kiếm được những nguồn hàng đảm bảo chất lượng và với giá hợp lý. Việc giảm thiểu được giá vốn đầu và giữ nguyên các yếu tố khác sẽ trực tiếp giảm giá vốn của hàng bán, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá vốn của hàng bán là giá của hàng hóa với những chi phí phát sinh khi mua hàng, thuế nhập khẩu. Chúng có tính chất khách quan nên việc giảm giá vốn là điều tương đối khó. Bởi vậy, việc tìm được một nguồn hàng cùng chất lượng với giá thấp hơn có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn. Bên cạnh đó, Công ty cần lưu ý đến cả những chi phí mua có thể phát sinh khi vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa. Cần phải tính toán cẩn thận để cân đối giá mua và chi phí mua. Tránh tình trạng Công ty dù tìm và mua được nguồn hàng có giá rẻ nhưng vì chi phí mua làm giá vốn quá cao. Bởi vậy, cần lưu ý khi chọn địa điểm mua hàng cũng tính toán trước những phát sinh không đang có.
Mặt khác, Công ty nên thực hiện những biện pháp treo thưởng hợp lý với những cá nhân có nỗ lực hay thành tích xuất sắc trong việc tìm ra nguồn hàng và giảm thiểu chi phí mua hàng cho Công ty để làm tăng tính sáng tạo và năng động của mỗi người lao động.
Tăng cường việc kiểm tra và loại bỏ những chi phí không cần thiết
Một số khoản chi phí như tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại. có thể bị sử dụng một cách lãng phí nếu thiếu ý thức tiết kiệm, thậm chí là bị lợi dụng dùng vào mục đích cá nhân. Vì vậy Công ty cần theo dõi chặt và đề ra những nội quy nghiêm ngặt hơn để giảm những chi phí không đáng có. Khi sử dụng phải đảm bảo phục vụ cho công tác kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cũng cần đưa ra biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong quá trình sử dụng, mỗi cá nhân phải tự mình có ý thức trách nhiệm, không sử dụng tài nguyên Công ty
cho mục đích riêng.
Các khoảng chi phí như quảng cáo, tiếp khách, văn phòng phí và phí công tác... Chi phí bằng tiền tuy không trực tiếp vào quá trình kinh doanh nhưng có thể trực tiếp đến tăng chi phí. Các chi phí này đôi khi bị sử dụng thiếu tính toán và vượt quá định mức, quá kế hoạch hoặc bị chiếm dụng với mục đích riêng. Vì vậy, cần phải thắt chặt và đề ra biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, để tăng cường quan hệ với các đối tác làm ăn thì những khoản chi này là không thể thiếu. Tuy nhiên, khi sử dụng phải làm sao cho hợp lý và có lợi cho sự phát triển của Công ty. Tôi đề xuất ban giám đốc nên xem xét lại vấn đề một cách kỹ lưỡng trên nguyên tắc tiết kiệm mà hiệu quả để đề ra một định mức phù hợp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Công ty nên tập chung vào những việc sau:
Với các khoản phải thu ngắn hạn: Công ty nên thương lượng một cách rõ ràng và cụ thể phương thức cũng đặt ra một hạn trả tiền cụ thể với người mua trên hợp đồng. Đặc biệt là những điều khoản vi phạm hợp đồng khi quá hạn thanh toán cùng các điều kiện liên quan, Tính toán một mức đặt cọc hợp lý đối với những hàng hóa, máy móc đắt tiền. Bên cạnh đó thì Công ty có thể cử ra một nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý, đốc thúc thu hồi nợ thường xuyên.
Với những khoản nợ khó đòi thì Công ty cần giải quyết một cách khéo léo nhưng cương quyết, thường xuyên để đảm bảo thu nợ trong thời gian sớm nhất có thể và tuân theo các quy định của pháp luật. Với những khoản nợ nào đã xác định rằng không có khả năng thu hồi thì nên xóa bỏ để giảm chi phí theo dõi và quản lý.
Cần lưu ý đến tình trạng hàng tồn kho, tránh việc ứ động vốn quá lớn và kéo dài dẫn đến việc hao mòn, hỏng hóc hàng hóa. Đảm bảo một mức dự trữ hợp lý và thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
hoạt động trong Công ty, quản lý, thiết kế giờ giấc làm việc hợp lý tránh tình trạng lãng công gây lãng phí tiền công phải trả cho người lao động. Kiểm tra rà soát và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, điều chỉnh, cải tổ những vị trí, bộ phận đã lỗi thời. Nâng cấp và nên đầu tư nâng cao hệ thống quản lý doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí phát sinh không đáng có và tiết kiệm thời gian.
Đối với lượng tiền mặt, Công ty nên có các biện pháp quản lý và đầu tư hợp lý hơn. Tránh để tình trạng tích trữ tiền gây ra lãng phí do tác động của lạm phát và mất đi một phần thu nhập tài chính.
3.2.2 Các giải pháp về tăng doanh thu bán hàng
Công ty TNHH Nghĩa Long là doanh nghiệp nhập khẩu thương mại hoạt động bằng kinh doanh sản phẩm, do vậy việc nâng cao doanh số bán hàng là mục đích hàng đầu. Nếu tăng doanh số bán thì lợi nhuận cũng sẽ tăng thêm.
Một số biện pháp để gia tăng doanh số bán hàng và khắc phục phần nào những khó khăn mà Công ty đang gặp phải là:
Mở rộng và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh
Việc đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại như Nghĩa Long. Một doanh nghiệp nếu kinh doanh quá ít mặt hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện doanh thu bán hàng. Trong trường hợp Công ty TNHH Nghĩa Long, tôi đề xuất ý kiến gia tăng, mở rộng mảng vật liệu cho ngành xây dựng và một số mặt hàng mới có tiềm năng mà hiện đang ít được quan tâm trong thời gian gần đây.
Cụ thể, hiện Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng ngành gốm sứ đó là các loại hóa chất, men và các loại máy móc sản xuất, tuy tình hình kinh doanh các sản phẩm này rất khả quan song có nhược điểm là thời gian lưu kho rất lâu và chi phí rất cao. Đặc biệt là đối với các loại máy móc sản xuất có giá thành lớn, chi phí một sản phẩm có thể từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Có thể thấy trong kết cấu tài sản của Công ty từ năm 2017 đến 2019 thì tỷ trọng hàng tồn kho rất cao, lần lượt là 36,02%, 31,79% và 46,96%. Trong khi ấy, đối tượng khách hàng chính của Công ty là những cơ sơ sản xuất gốm sứ chủ yếu ở khu vực làng nghề Bát Tràng,
Kim Lan và một số cơ sở khác ở khu vực Hải Dương. Ngoài nhu cầu về nguyên liệu trong sản xuất thì Công ty có thể mở rộng thêm các mặt hàng là thùng, bao bì, các loại băng dính, bao tay, túi bóng phục vụ trong quá trình đóng gói hoàn thiện sản phẩm tại các cơ sở sản xuất này. Những mặt hàng này có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh và đặc biệt là có thể tận dụng ngay thế mạnh thị trường là các khách hàng sẵn có của Công ty.
Bên cạnh đó thì mảng vật liệu trong ngành xây dựng chỉ chiếm thị phần rất