Trong lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo công thức xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Ngoài nhân tố thuế ta thấy có hai nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là doanh thu và giá thành toàn bộ.
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Công thức xác định doanh thu là: Doanh thu =∑ P(i) x q(i) Trong đó:
P(i) : giá bán đơn vị hàng i q(i) :Số lượng hàng hóa bán ra
Từ công thức trên ta thấy doanh thu chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Trong khi các yếu tố khác không đổi thì khối lượng hàng hóa bán ra tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng lên và kéo theo lợi nhuận tăng. Để tiêu thụ hàng hóa, trước hết khi lập phương án kinh doanh nghiệp phải lựa chọn được mặt hàng kinh doanh phù hợp, có nghĩa là mặt hàng phải được chấp nhận thanh toán và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phù hợp còn có nghĩa là doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính, nhân lực, kỹ thuật để kinh doanh mặt hàng đó.
Giá bán hàng hóa
Giá bán vừa tác động đến khối lượng hàng bán, vừa tác động trực tiếp đến doanh thu. Về nguyên tắc theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu khi giá giảm thì mức tiêu thụ tăng và ngược lại. Trong khi các yếu tố khác không đổi, giá bán tăng sẽ làm cho doanh thu tăng và ngược lại. Khi xác định giá bán phải đảm bảo hai yêu cầu:
- Giá bán phải được thị trường chấp nhận tức là người tiêu dùng chấp nhận mua hàng với giá đó. Đây là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào việc tiêu thụ được hàng hóa.
- Giá bán phải bù đắp được giá thành toàn bộ và mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Do vậy phải phấn đấu tiết kiệm chi phí giảm giá thành, việc này có ý nghĩa rất lớn với việc xác định giá bán và nâng cao lợi nhuận.
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều ngành hàng, mỗi ngành hàng lại có nhiều mặt hàng cụ thể và giá bán khác nhau. Về kết cấu mặt hàng, nếu tỷ trọng mặt hàng có giá cao (do chất lượng cao) càng lớn được tiêu thụ thì doanh thu sẽ tăng. Ngược lại nếu tỷ trọng mặt hàng có giá thấp chiếm tỷ trọng cao thì doanh thu có thể bị giảm.
Vấn đề đặc ra là phải điều tra thị trường để đưa ra mặt hàng hấp dẫn có giá để tăng doanh thu.
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Cạnh tranh là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để có thể cạnh tranh được thị trường sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường phải đặt chất lượng cao và được người tiêu dùng chấp nhận. Chất lượng là yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và nó giữ vai trò quyết định đến khối lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ sẽ tiêu thụ ra thị trường. Khi doanh nghiệp sản xuất ra được những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao thì mức tiêu thụ cũng sẽ cao và doanh thu cũng như lợi nhuận về doanh nghiệp sẽ tăng.
Giá thành toàn bộ
Giá thành toàn bộ= giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp
Qua công thức trên ta thấy: Giá thành toàn bộ của hàng hóa tiêu thụ phụ thuộc vào giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhân tố con người
Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội, xu thế kinh tế của người lãnh đạo trong cơ chế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm trong lao động của cánh bộ công nhân viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao thích ứng với yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận.
Khả năng về vốn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài những nhân tố quan trọng như con người, kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh... thì vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp nào “trường vốn”, có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh. Khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp dành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ket quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận. Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng với bản thân doanh nghiệp, người lao động và toàn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về lợi nhuận là cần thiết với mỗi doanh nghiệp cũng như sự phát triển của toàn thể nền kinh tế. Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp được nêu ở trên đã đưa ra một cách nhìn khái quát về khái niệm, nội dung, phương pháp xác định, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng, vai trò, biện pháp nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó, góp phần cung cấp lý luận khoa học để đưa ra những phân tích và đánh giá về tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH Nghĩa Long ở chương 2.
TT Tên thành viên Giá trị góp vốn (đ) Tỷ lệ góp vốn (%)
TRẦN ĐỨC LONG 4,000,000,000 ^50
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH NGHĨA LONG 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Nghĩa Long
Công ty TNHH Nghĩa Long được thành lập ngày 7/6/2006 theo mã số doanh nghiệp 0900251687 của Sở Ke Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH NGHĨA LONG Tên nước ngoài: Nghia Long company limited Tên viết tắt : NL Co., Ltd
Loại hình hoạt động : Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
Trụ sở : Thôn 4, xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam Điện thoại : 0321723433
Mã số thuế : 0900251687
-Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành gốm sứ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và vận tải Kinh doanh hóa chất phụ gia hóa chất Dịch vụ ăn uống giải khát Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa Kinh doanh vật liệu xây dựng
-Mặt hàng chính của Công ty là :
+ Các loại vật tư, nguyên vật liệu ngành gốm sứ
+ Các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất đồ gốm sứ + Các loại hóa chất chuyên dùng trong sản xuất gốm sứ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Nghĩa Long có tiền thân là một cửa hàng kinh doanh các loại hàng hóa và vật tư ngành gốm sứ, xây dựng bình thường vào đầu những năm 2000. Khi ấy thị trường gốm sứ Việt Nam vẫn chưa quá phát triển. Theo sự phát triển của đất
nước là sự xuất hiện của càng nhiều cơ sở sản xuất tư nhân và cả những cơ sở sản xuất lớn. Cùng với sự phát triển mạnh của cửa hàng kết hợp với kinh nghiệp bán hàng, kinh nghiệm trong ngành gốm sứ, kết hợp với uy tín đã được xây dựng trong nhiều năm, cửa hàng chính thức đăng ký trở thành Công ty vào ngày 07/06/2006.Tính đến nay, công ti đã hoạt động được 14 năm. Số cán bộ, nhân viên từ 4 người này đã tăng lên 30 người với năng lực và kinh nghiệm cao cùng với sự nâng cấp lớn về cơ sở hạ tầng.
Công ty có số vốn điều lệ là 8,000,000,000 đồng (Tám tỷ đồng ) do hai thành viên góp vốn với tỷ lệ như sau:
(Nguồn: Công ty TNHH Nghĩa Long)
Công ty TNHH Nghĩa Long đảm bảo xây dựng doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch kinh doanh tự chủ về tài chính và cam kết tuân thủ pháp luận, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của Nhà nước theo đúng quy định hiện hành.
Trong suốt thời gian hoạt động và kinh doanh, mặc dù còn gặp phải những khó khăn, vất vả do biến động thị trường, tình hình kinh tế trong nước và thế giới nhưng Công ty đã linh hoạt thay đổi, thích nghi và cải tiến phương thức kinh doanh đồng thời mở rộng xuất, nhập khẩu và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh sao cho phù hợp với mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Công ty chủ chương tiếp tục phát triển tốt và tiếp cận được những thị trường lớn hơn trong nước và nước ngoài.