Dựa vào những phân tích ở chương 2, ta thấy rằng chi phí kinh doanh của Công ty qua các năm đều tăng. Bởi vậy, để giảm chi phí trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện những biện pháp như sau:
Tìm kiếm và lựa chọn những nguồn cung hàng hóa và nhà cung cấp mới
Công ty cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm một nguồn hàng hóa đầu vào, nên đầu tư và lập một đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm có nhiệm vụ tìm
kiếm phạm vi cả trong và ngoài nước hơn là chỉ tập trung vào khu vực các nhà sản xuất và các doanh nghiệp buôn bán Trung Quốc hiện tại để chọn ra nguồn cung hàng hóa tốt nhất, nghĩa là nguồn cung hàng hóa có số lượng ổn định và giá thành phải chăng. Đội ngũ này cần lựa chọn những người và am hiểu nhiều lĩnh vực, vừa có kỹ thuật chuyên môn trong ngành gốm sứ đồng thời phải thông thạo và nhạy bén với thị trường. Như vậy, Công ty có thể tìm kiếm được những nguồn hàng đảm bảo chất lượng và với giá hợp lý. Việc giảm thiểu được giá vốn đầu và giữ nguyên các yếu tố khác sẽ trực tiếp giảm giá vốn của hàng bán, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giá vốn của hàng bán là giá của hàng hóa với những chi phí phát sinh khi mua hàng, thuế nhập khẩu. Chúng có tính chất khách quan nên việc giảm giá vốn là điều tương đối khó. Bởi vậy, việc tìm được một nguồn hàng cùng chất lượng với giá thấp hơn có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn. Bên cạnh đó, Công ty cần lưu ý đến cả những chi phí mua có thể phát sinh khi vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa. Cần phải tính toán cẩn thận để cân đối giá mua và chi phí mua. Tránh tình trạng Công ty dù tìm và mua được nguồn hàng có giá rẻ nhưng vì chi phí mua làm giá vốn quá cao. Bởi vậy, cần lưu ý khi chọn địa điểm mua hàng cũng tính toán trước những phát sinh không đang có.
Mặt khác, Công ty nên thực hiện những biện pháp treo thưởng hợp lý với những cá nhân có nỗ lực hay thành tích xuất sắc trong việc tìm ra nguồn hàng và giảm thiểu chi phí mua hàng cho Công ty để làm tăng tính sáng tạo và năng động của mỗi người lao động.
Tăng cường việc kiểm tra và loại bỏ những chi phí không cần thiết
Một số khoản chi phí như tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại. có thể bị sử dụng một cách lãng phí nếu thiếu ý thức tiết kiệm, thậm chí là bị lợi dụng dùng vào mục đích cá nhân. Vì vậy Công ty cần theo dõi chặt và đề ra những nội quy nghiêm ngặt hơn để giảm những chi phí không đáng có. Khi sử dụng phải đảm bảo phục vụ cho công tác kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cũng cần đưa ra biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong quá trình sử dụng, mỗi cá nhân phải tự mình có ý thức trách nhiệm, không sử dụng tài nguyên Công ty
cho mục đích riêng.
Các khoảng chi phí như quảng cáo, tiếp khách, văn phòng phí và phí công tác... Chi phí bằng tiền tuy không trực tiếp vào quá trình kinh doanh nhưng có thể trực tiếp đến tăng chi phí. Các chi phí này đôi khi bị sử dụng thiếu tính toán và vượt quá định mức, quá kế hoạch hoặc bị chiếm dụng với mục đích riêng. Vì vậy, cần phải thắt chặt và đề ra biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, để tăng cường quan hệ với các đối tác làm ăn thì những khoản chi này là không thể thiếu. Tuy nhiên, khi sử dụng phải làm sao cho hợp lý và có lợi cho sự phát triển của Công ty. Tôi đề xuất ban giám đốc nên xem xét lại vấn đề một cách kỹ lưỡng trên nguyên tắc tiết kiệm mà hiệu quả để đề ra một định mức phù hợp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Công ty nên tập chung vào những việc sau:
Với các khoản phải thu ngắn hạn: Công ty nên thương lượng một cách rõ ràng và cụ thể phương thức cũng đặt ra một hạn trả tiền cụ thể với người mua trên hợp đồng. Đặc biệt là những điều khoản vi phạm hợp đồng khi quá hạn thanh toán cùng các điều kiện liên quan, Tính toán một mức đặt cọc hợp lý đối với những hàng hóa, máy móc đắt tiền. Bên cạnh đó thì Công ty có thể cử ra một nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý, đốc thúc thu hồi nợ thường xuyên.
Với những khoản nợ khó đòi thì Công ty cần giải quyết một cách khéo léo nhưng cương quyết, thường xuyên để đảm bảo thu nợ trong thời gian sớm nhất có thể và tuân theo các quy định của pháp luật. Với những khoản nợ nào đã xác định rằng không có khả năng thu hồi thì nên xóa bỏ để giảm chi phí theo dõi và quản lý.
Cần lưu ý đến tình trạng hàng tồn kho, tránh việc ứ động vốn quá lớn và kéo dài dẫn đến việc hao mòn, hỏng hóc hàng hóa. Đảm bảo một mức dự trữ hợp lý và thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
hoạt động trong Công ty, quản lý, thiết kế giờ giấc làm việc hợp lý tránh tình trạng lãng công gây lãng phí tiền công phải trả cho người lao động. Kiểm tra rà soát và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, điều chỉnh, cải tổ những vị trí, bộ phận đã lỗi thời. Nâng cấp và nên đầu tư nâng cao hệ thống quản lý doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí phát sinh không đáng có và tiết kiệm thời gian.
Đối với lượng tiền mặt, Công ty nên có các biện pháp quản lý và đầu tư hợp lý hơn. Tránh để tình trạng tích trữ tiền gây ra lãng phí do tác động của lạm phát và mất đi một phần thu nhập tài chính.