1.3.1.Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Cục thuế tỉnh Bắc Giang;
Hiện nay Ngành Thuế cũng đẩy mạnh tiến trình thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 - 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê
duyệt. Tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế theo yêu cầu của Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ công chức trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí, đồng thời tiến hành sát nhập các cơ quan, phòng ban, tinh giản biên chế.
Những kết quả mà Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đạt được là nhờ việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về nghiệp vụ, về công tác tổ chức bộ máy, phát triển NNL. Đây là những kinh nghiệm quý báu các Chi cục Thuế địa phương. Chi cục thuế tỉnh Bắc Giang có 465 người trong đó có 397 CBCC và 68 nhân viên hợp đồng lao động làm việc theo chế độ quy định tại Nghị định 68/CP/2000, có 20 đơn vị thuộc và trực thuộc
Theo Cục Thuế tỉnh Bắc Giang (2018), đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo: 117 đồng chí chiếm 25%, hầu hết đều qua đào tạo cơ bản và trưởng thành trong thực tiễn, có bề dày kinh nghiệm và khả năng quản lý điều hành. Đội ngũ công chức thừa hành: 75% có đủ trình độ, kỹ năng đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ theo vị trí chức danh công việc được phân công.
Trong những năm qua CụcThuế tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều giải pháp về tổ chức bộ máy, về quản lý NNL, về đào tạo, bồi dưỡng NNL để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị. Cụ thể là:
Thứ nhất, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã tiến hành rà soát lại tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc CụcThuế tỉnh để thực hiện hoặc kiến nghị điều chỉnh, sắp xếp hoặc thành lập mới tổ chức bộ máy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ mới tránh sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chủ trương gọn nhẹ và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy.
Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chuyên trách, chuyên sâu được quản lý thống nhất ở một số lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản như: quản lý kỹ năng lãnh đạo, thu thuế và quản lý thuế, kiểm tra thu thuế...
Thứ ba, tổ chức triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp và cơ cấu lại các đơn vị tham mưu giúp việc Cục trưởng, các Chi cục Thuế, các Đội Kiểm soát Thuế theo đề án tái cơ cấu lại tổ chức Thuế được duyệt và vận hành hoạt động hiệu quả
Thứ tư, tiến hành rà soát, đánh giá, cơ cấu lại đội ngũ CBCC theo ngạch công chức gắn với chức danh công việc để làm cơ sở cho việc bố trí, phân công .công tác phù hợp, quy hoạch và phát triển đội ngũ theo yêu cầu nhiệm vụ. Rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ CBCC theo yêu cầu chức danh công việc; Tiến hành phương án điều chỉnh, sắp xếp lực lượng làm công tác thu thập, xử lý dữ liệu, lực lượng kiểm tra sau thông quan, phù hợp với lộ trình áp dụng mô hình quản lý mới; Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện việc bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ đối với CBCC trên cơ sở yêu cầu chức danh công việc
Thứ năm, tập trung nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc hệ thống các quy chế, quy định của Bộ Tài chính, Tổng Chi cục Thuế về công tác quản lý CBCC như: phân cấp, phân quyền, tuyển dụng, sử dụng, quản lý...
Thứ sáu, tin học hoá trong quản lý nhân sự theo hướng tự động hóa một số công việc quản lý nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn nhân lực khi triển khai tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức; áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 về quản lý nguồn nhân lực
Thứ bảy, tổng rà soát, đánh giá sát thực lại đội ngũ CBCC theo các tiêu chí: bằng cấp đào tạo, khả năng, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức... xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo và triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược đào tạo của ngành Thuế. Tổ chức đào tạo lại để có đội ngũ CBCC được chuẩn hoá theo chức danh và hoàn chỉnh theo hướng chuyên sâu
như chọn gửi các trường chính quy trong nước, tham gia các khoá học nâng cao, các lớp tập huấn chuyên đề của ngành tổ chức, chủ động tự tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho CBCC tại CT tỉnh và tại các đơn vị cơ sở, xây dựng phương án đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp tự kèm cặp bồi dưỡng tại các đơn vị cơ sở để cập nhật chế độ chính sách mới, đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày, đồng thời khuyến khích CBCC tự học tập để nâng cao trình độ.