Thông tin thứ cấp được thu thập từ các số liệu đã được công bố của CCT
huyện Gia Lâm
Bảng 2.2. Các phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp TT Nguồn số liệu Thông tin cần thu thập
1 CCT huyện Gia Lâm
Tình hình cơ bản của CCT huyện Gia Lâm ,tình hình đào tạo và bồi dưỡng CCT huyện Gia Lâm qua các năm; tình hình đầu tư cho công tác đào tạo; định hướng phát triển nguồn nhân lực của CCT huyện Gia Lâm trong thời gian tới,....
2 Niêm giám thống kê tỉnh
Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lâm trong những năm gần đây,...
3 Các nghiên cứu trước có liên quan
Tổng kết các kinh nghiệm, các bài học, các phương pháp nghiên cứu; đánh giá các điểm làm tốt và chưa tốt từ đó lựa chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu thích hợp,...
4 Các Website
Thu thập các thông tin, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó bổ sung các thông tin cần thiết cho nghiên cứu,...
2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Là việc chuẩn hóa, chỉnh sửa số liệu thô cho phù hợp với phân tích và trình bày kết quả phân tích.
- Mỗi loại mẫu được khảo sát theo bảng hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel, được tính toán theo mục tiêu của đề tài.
2.2.1. Phƣơng pháp phân tổ thống kê, mô tả
Phân tổ các đối tượng khảo sát thành quy mô, các nhóm khác nhau giai đoạn và khả năng đầu tư cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Được sử dụng để phân tích đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực, đánh giá các vấn đề, các khía cạnh dựa trên số liệu thực tế phản ánh nội dung và kết quả. Phương pháp này được dùng để thống kế số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm công chức tại CCT huyện Gia Lâm, tình hình sử dụng lao động trong CCT huyện Gia Lâm và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.
2.2.2. Phƣơng pháp so sánh
Phân tích sự khác biệt của các vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau (theo độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…)
Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến thực tiễn nâng cao nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau trong điều kiện không gian, thời gian của vấn đề nghiên cứu… trong điều kiện thực tế. Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề. Bên cạnh đó phân tích theo một hoặc phối kết hợp hai hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Dựa trên các kết quả phân tích từng nội dung nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp các vấn đề trong việc quản lý nhân lực của CCT huyện Gia Lâm
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại chi cục thuế huyện Gia Lâm tại Chương 3. Từ việc phân tích trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức để đưa ra vị trí việc làm phù hợp với năng lực của cán bộ, công chức.
2.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp
Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng và sau đó đánh giá một cách tổng hợp các vấn đề.
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá công tác quản lý nhân lực tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm trong Chương 3. Từ việc đánh giá kết quả thực hiện công việc trong năm của cán bộ, công chức để đưa ra mức lương, thưởng hợp lý . Hoặc thông qua quá trình quản lý nhân lực trong nhiều năm, thông qua các số liệu thống kê để Chi cục phát huy kết quả đạt được và đưa ra những hạn chế để khắc phục
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM
3.1. Khái quát Chi Cục Thuế và thực trạng nhân lực Chi cục Thuế huyện Gia Lâm Gia Lâm
3.1.1. Khái quát Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
Chi cục Thuế huyện Gia Lâm thuộc huyện Gia Lâm, là cơ quan thực hiện chức năng thu thuế của địa phương, và là tổ chức trực thuộc Cục Thuế TP Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cùng với sự phát triển của ngành thuế cả nước, CCT huyện Gia Lâm đã từng bước phát triển tiến bộ và trưởng thành về nhiều mặt. Buổi đầu hoạt động theo đơn vị hành chính mới, năm 2008 Chi cục có 75 cán bộ, công chức, sau nhiều năm với sự thay đổi về nhân sự, đến nay Chi cục Thuế đang quản lý 81 cán bộ công chức và nhân viên (trong đó biên chế: 76 đ/c; Hợp đồng 68: 5 đ/c), số cán bộ, công chức và nhân viên được phân bổ vào 08 Đội thuế.
3.1.1.1.Chức năng, quyền hạn của Chi cục thuế Gia Lâm:
Căn cứ Quyết định số 503/QĐ - TCT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Tổng Cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi Cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;
Chi cục Thuế Gia Lâm thực hiện chức năng, quyền hạn theo quy định pháp luật và dưới sự quản lý của Cục thuế TP Hà Nội, cụ thể:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm;
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy quyền thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;
- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.
- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.
- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
3.1.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế huyện Gia Lâm
CCT huyện Gia Lâm bao gồm 08 đội thuế:
Hình 3.1. Lãnh đạo Chi cục Thuế
Chi cục Thuế huyện Gia Lâm Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác Đội Tổng hợp nghiệp vụ Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế -Tin học - Pháp Chế Đội Kiểm tra thuế số 1 Đội Kiểm tra thuế số 2 Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Đội Quản lý thuế Liên xã số 1 Đội Quản lý thuế Liên xã số 2 Đội Quản lý thuế Liên xã số 3
Lãnh đạo cục gồm:
+ 01 Chi cục trưởng, Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng
Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật, điều động lãnh đạo Chi cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
+ 03 đ/c Phó Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước
Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
+ Lãnh đạo đội thuế gồm:
- Đội trưởng: 08 đ/c (Trong đó: Nam: 03 đ/c; Nữ: 05 đ/c) - Đội phó: 12 đ/c (Trong đó: Nam: 4 đ/c: Nữ 8 đ/c)
Các Lãnh đạo đội thuế chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, Phó Chi
cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách và quản lý.
Công nhân viên:
Bao gồm 57 công nhân viên thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu
trách nhiệm trước Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Lãnh đạo trực tiếp đội thuế.
Biên chế và kinh phí:
- Biên chế của Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.
- Kinh phí hoạt động của Chi cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Cục Thuế.
3.1.1.3. Quy mô, cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực tại CCT huyện Gia Lâm
a Quy mô nguồn nhân lực tại CCT huyện Gia Lâm
Nguồn nhân lực CCT huyện Gia Lâm là toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên tại CCT huyện Gia Lâm. Biên chế của CCT huyện Gia Lâm do Cục trưởng
Cục Thuế TP Hà Nội quyết định trong tổng biên chế được giao. Năm 2018, số lượng nhân lực Chi cục Thuế huyện Gia Lâm là 81 người, gồm có 08 Đội thuế trực tiếp. Lãnh đạo Cục Thuế huyện Gia Lâm gồm 01 Chi cục trưởng, 03 Phó Chi cục trưởng. Đơn vị hoạt động theo chế độ Thủ trưởng: Chi cục trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Cục thuế và Chi cục Thuế về tất cả các mặt hoạt động của đơn vị; các Phó Chi cục trưởng giúp việc cho Chi cục trưởng thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo theo lĩnh vực được phân công phụ trách và trực tiếp phụ trách một số đơn vị trực thuộc.
Theo Bảng số liệu cho thấy, số lượng cán bộ, công chức Chi cục Thuế huyện Gia Lâm ít biến động qua các năm, tốc độ phát triển bình quân một năm về số lượng lao động của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể: Năm 2017 số lượng công chức là 85 người, tăng 03 người so với năm 2016, tương ứng tỷ lệ tăng là 3,65%, trong đó biên chế chính thức là 80 người và hợp đồng 05 người. Năm 2018, số lượng công chức giảm 04 người so với năm 2017, tương ứng tỷ lệ tăng là 4.7%, trong đó biên chế chính thức là 76 người và hợp đồng 05 người. Công tác quản lý số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và theo đúng quy định, hàng năm đều có báo cáo Chi cục Thuế về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức hiện có.
Số lượng công chức hàng năm tăng giảm tương đối đồng đều, số lượng công chức mới được bổ sung qua các đợt tuyển dụng xét tuyển chuyển ngành. Chi cục Thuế huyện Gia Lâm sử dụng công chức cơ bản hợp lý đáp ứng nhiệm vụ thời điểm hiện tại.
Bảng 3.1 Tổng số nhân lực CCT huyện Gia Lâm
Nguồn nhân lực Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hợp đồng 06 05 05
Biên chế 76 80 76
Tổng số 82 85 81
b. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi
Theo cơ cấu độ tuổi, số lượng nhân lực tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm được phân ra làm 4 nhóm, gồm: nhóm có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, nhóm có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, nhóm có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi, nhóm có độ tuổi từ 51