Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại chi cục thuế huyện gia lâm​ (Trang 39 - 40)

1.2.4.1. Kết quả quản lý nhân lực

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của tổ chức. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và tỷ số hiệu suất tiền lương. Kết quả QL NL được đánh giá định lượng theo 2 chỉ tiêu:

Một là, xác định mức độ đóng góp trong bình của một nhân viên cho sự phát triển chung của một cơ quan, hiệu quả công việc;

Hai là, thái độ và sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên. Chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc và mức độ nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với cơ quan, công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo bồi dưỡng, thăng tiến, lương thưởng…

1.2.4.2. Mức độ chuyên nghiệp, trách nhiệm trong công việc

Trình độ, năng lực của người lao động không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, mà quan trọng hơn là sự thể hiện tính chất chuyên nghiệp, thái độ trong thực hiện công việc được giao. Mức độ chuyên nghiệp trong công việc phản ánh sự nỗ lực của người lao động theo yêu cầu của nhà quản lý, do vậy, mức độ thành thạo và chuyên nghiệp trong công việc biểu hiện chất lượng quản lý nhân sự trong cơ quan.

Đây cũng là yêu cầu của cơ quan hiện đại, cho phép tạo ra văn hóa hoạt động trong cơ quan và cho năng suất lao động cao. Để đo lường mức độ chuyên nghiệp của người lao động, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

- Am hiểu công việc: Khi đảm nhận công việc nào đó một nhân viên chuyên nghiệp sẽ luôn tìm hiểu kỹ các thông tin về công việc đó, đảm bảo bản thân có kiến thức chuyên môn và thành thạo để thực hiện công việc hiệu quả;

- Ý thức kỷ luật: Nhân viên chuyên nghiệp là người luôn tuân thủ kỷ luật của tổ chức, tổ chức ở mức cao nhất. Họ luôn tập trung cao độ khi làm việc, không sử dụng thời gian làm việc để thực hiện những công việc cá nhân. “Không đúng giờ”, “trễ hẹn” là những từ không tồn tại trong từ điển của họ;

- Luôn có thái độ tích cực: Nhân viên chuyên nghiệp luôn có thái độ tích cực với công việc, ngay cả khi họ được giao những nhiệm vụ “khó nuốt”, họ sẽ xem đó như là những thách thức trong công việc và đón nhận với tinh thần lạc quan, cố gắng tìm cách thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất;

- Cởi mở trong giao tiếp: Nhân viên chuyên nghiệp không ngại chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình với đồng nghiệp. Họ cũng không ngại tranh luận với cấp trên để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc. Trong mắt mọi người họ luôn là người trung thực, chính trực và đáng tin cậy; tuân thủ nghiêm ngặt: Nhân viên chuyên nghiệp không ngại đưa ra ý kiến phản biện đối với yêu cầu của cấp trên, tuy nhiên họ cũng là người biết tuân thủ nghiêm ngặt ý kiến của người quản lý. Họ sẽ bảo vệ đến cùng ý kiến cá nhân nhưng sẽ toàn tâm toàn ý thực hiện chỉ đạo của cấp trên (dù ý kiến đó cùng hay trái ngược với ý kiến cá nhân của họ);

- Tinh thần tập thể: Nhân viên chuyên nghiệp luôn quan tâm đến các đồng nghiệp của mình, s n sàng hỗ trợ các đồng nghiệp trong công việc cũng như cuộc sống riêng tư. Họ cũng không ngại kêu gọi sự giúp đỡ từ phía ngược lại. Họ thuộc tuýp người biết lắng nghe và luôn tôn trọng người khác;

- Luôn tự nâng cấp: Nhân viên chuyên nghiệp không ngủ quên trên chiến thắng, họ luôn biết cách học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới và tự nâng cấp bản thân. Họ là người sáng tạo và năng động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại chi cục thuế huyện gia lâm​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)