Phát triển cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 26 - 38)

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.4. Phát triển cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng

- Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật mà không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng. Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.

- Phát triển cho vay là thuật ngữ phản ánh sự tăng lên (cả vể chất và lượng) của hoạt động cho vay mang lại cho các NHTM, trong đó bao gồm các chỉ tiêu khác nhau như: quy mô dư nợ, tỷ trọng dư nợ, chất lượng nợ, thu nhập từ hoạt động cho vay....Vì vậy, phát triển cho vay tiêu dùng là thuật ngữ phản ánh quá trình tăng lên (cả về chất và lượng) của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng so với toàn bộ hoạt

động kinh doanh của NHTM, thường được đặt trong mối quan hệ so sánh với tổng dư nợ cho vay.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM

Như đã nói ở trên, phát triển cho vay tiêu dùng là sự tăng lên cả về chất và lượng của các khoản vay tiêu dùng. Cụ thể hơn là sự tăng lên về chiều rộng và chiều sâu của CVTD. Vì vậy, để đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM, chúng ta cần đánh giá các chỉ tiêu về định lượng và định tính.

a) Các chỉ tiêu định lượng.

- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:

Việc tăng số lượng khách hàng chỉ ra rằng hoạt động cho vay tiêu dùng đang có hiệu quả, khách hàng biết tới sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được nâng cao và ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Mức tăng/giảm số lượng khách hàng vay tiêu dùng =

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm (t) -

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm (t-1)

- Mức tăng dư nợ cho vay:

Nếu mức tăng dư nợ lớn hơn 0, cho thấy ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng, đây là tín hiệu khả quan. Ngược lại, mức tăng dư nợ âm cho thấy ngân hàng đã bị sụt giảm dư nợ, đánh mất thị phần hoặc chất lượng cho vay không bảo đảm khiến ngân hàng phải thu hẹp quy mô cho vay tiêu dùng.

Mức tăng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay năm (t) – Dư nợ tín cho vay (t-1)

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng CVTD

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) =

Mức tăng dư nợ cho vay năm t

x 100% Dư nợ cho vay năm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng dư nợ cho vay trong năm so với năm liền kề trước đó. Tỷ lệ tăng trưởng càng cao cho thấy quy mô cho vay được mở rộng càng lớn.

- Thị phần dư nợ CVTD

Tăng trưởng thị phần là mục tiêu mà tất cả các đơn vị kinh doanh hướng đến, và các NHTM cũng không phải là ngoại lệ. Thị phần thể hiện khả năng khai thác thị trường của ngân hàng. Thị phần tăng trưởng chứng minh ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình, là cơ sở để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, chỉ có những ngân hàng có hình ảnh, thương hiệu và uy tín trên địa bàn mới có khả năng tăng trưởng thị phần tốt.

Đối với các NHTM, chỉ tiêu thị phần được tính bằng công thức sau:

Thị phần dư

nợ (%) =

Dư nợ CVTD của chi nhánh

x 100% Tổng dư nợ CVTD của các TCTD trên địa

bàn

- Chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ CVTD

Cơ cấu dư nợ trong các NHTM thường được chia thành các nhóm sau: cơ cấu dư nợ theo phân khúc khách hàng, cơ cấu dư nợ theo sản phẩm, cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay.

Đánh giá cơ cấu dư nợ cho thấy những thị trường, những sản phẩm tín dụng mà TCTD đang tập trung khai thác, đẩy mạnh phát triển. Từ đó cho thấy những đóng góp của sản phẩm, phân khúc vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh. Đây là cơ sở để các ngân hàng đánh giá việc thực hiện chiến lược kinh doanh, lựa chọn những phân khúc phù hợp với lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Cách tính toán các chỉ tiêu cơ cấu dư nợ như sau:

+ Cơ cấu dư nợ theo phân khúc:

dư nợ CVTD là một bộ phận của dư nợ KHBL.

Tỷ trọng CVTD (%) = Dư nợ CVTD

x 100% Tổng dư nợ KHBL

+ Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm:

Tỷ trọng sản phẩm (%) = Dư nợ theo sản phẩm CVTD

x 100% Tổng dư nợ CVTD

Tỷ trọng theo kỳ hạn (%) = Dư nợ theo kỳ hạn CVTD x 100% Tổng dư nợ CVTD - Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100% Tổng dư nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được sử dụng để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Hiệu quả của phát triển cho vay tiêu dùng được phản ánh thông qua thu nhập từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu nhập từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động cho vay với thu lãi đầu ra. Ví dụ như tại VietinBank, hai chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu để đánh giá thu nhập là NII và NIM với cách tính toán như sau:

+ NIM (Net Interest Mergin): là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. NIM càng cao thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng càng lớn. Cách tính NIM trong hoạt động cho vay của ngân hàng như sau:

NIM (%) = Lãi suất cho vay – Giá mua vốn FTP

+ NII (Net Interest Income): thu nhập từ lãi ròng, là chỉ số phản ánh tổng thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng, công tính tính NII:

NII = Tổng thu lãi từ cho vay – Chi phí huy động vốn

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả phát triển tiêu dùng trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó ngân hàng có định hướng rõ

ràng trong phát triển CVTD nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.

b) Các chỉ tiêu định tính

- Tính đa dạng của dịch vụ: Để đáp ứng được đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng, NHTM cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cho từng phân khúc khách hàng của mình, không ngừng cải tiến sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng nhất. Quy mô của NHTM sẽ lớn mạnh không ngừng với số lượng khách hàng tìm đến ngày càng tăng nhanh, lợi nhuận tăng lên, đồng thời phân tán được rủi ro. Đa dạng hoá loại hình dịch vụ giúp ngân hàng phân tán, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận và thúc đẩy các dịch vụ cùng phát triển và tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng với đối thủ cạnh tranh.

- Chất lượng dịch vụ[W1]: Theo ISO 9000, quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Như vậy, thực chất của hoạt động quản lý chất lượng là một quy trình tuần hoàn PDCA (Plan - Do - Check - Adjust) như các hoạt động quản lý khác. Nó là một quy trình có định hướng, có tổ chức, có phối hợp và tiên tục cải tiến sau mỗi chu kỳ trải nghiệm để đạt đến một cấp độ hoàn thiện hơn. Hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng sẽ gồm các công việc quản lý bên ngoài (với khách hàng) và quản lý công việc bên trong (dịch vụ nội bộ) trong mối quan hệ biện chứng để cùng hướng đến một mục tiêu là cải thiện năng suất và hiệu quả.

Quản lý chất lượng dịch vụ bên ngoài gồm các công việc được thiết kế để rút ngắn khoảng cách dịch vụ: Nhận diện kỳ vọng của khách hàng thông qua việc khảo sát sự hài lòng của khách hàng một cách thường xuyên. Việc nhận diện kỳ vọng cũng như đánh giá sự hài lòng của khách hàng là nhân tố quyết định các khâu nghiệp vụ phục vụ khách hàng cả bên trong và bên ngoài. Nếu ngân hàng không tổ chức tốt hệ thống thông tin nhận diện kỳ vọng của khách hàng dễ có thể bị khách hàng quay lưng. Ngoài việc nhận diện kỳ vọng và sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng cần chủ

động đưa ra các cam kết và tiêu chuẩn dịch vụ. Đây vừa là thước đo đánh giá giám sát từ bên trong ngân hàng vừa là căn cứ để khách hàng nhận diện về chất lượng phục vụ và bày tỏ sự hài lòng của mình đối với ngân hàng. Điều quan trọng là các tiêu chuẩn dịch vụ và các cam kết SLA (Service Level Agreement) phải cụ thể, rõ ràng, tiên tiến vừa làm căn cứ phấn đấu của nhân viên ngân hàng vừa thể hiện một sự hứa hẹn với khách hàng của mình.

Sẽ là không có ý nghĩa nếu công tác quản lý chất lượng bên ngoài không được gắn với việc quản lý chất lượng bên trong. Trong 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ thì có tới 3 khoảng cách thuộc hoàn toàn về quy trình nội bộ của ngân hàng, hai khoảng cách còn lại thuộc cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Do vậy, có thể nói, quản lý chất lượng dịch vụ của ngân hàng chủ yếu là quản lý các công việc nội bộ. Do sự phức tạp của các quy trình nội bộ, sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với công nghệ, giữa cấp trên - cấp dưới, giữa môi trường luật pháp và thể chế… nên việc quản lý chất lượng dịch vụ nội bộ trở nên phức tạp hơn.

Một trong những công cụ bao trùm và có hiệu quả đó là thiết lập và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đây là hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát và đánh giá bởi các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp và độc lập nhằm duy trì sự tuân thủ và cải tiến chất lượng theo các chuẩn mực chung được vận dụng cụ thể vào các điều kiện của ngân hàng. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO sẽ cho phép tổ chức luôn luôn có ý thức chấp hành kỷ luật, tiêu chuẩn và nguyên tắc quản lý ở mọi khâu của quy trình đảm bảo sự thống nhất và cho phép phát hiện những điểm yếu, những lỗ hổng phát sinh để tìm biện pháp khắc phục. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tự nó không thể vận hành nếu không có sự cam kết của tổ chức và sự hoạch định cụ thể các nội dung cũng như các tiêu chuẩn của công tác quản lý. Các ngân hàng tự mình phải thiết lập thể chế, quy tắc, quy trình xử lý nghiệp vụ cũng như quy trình tương tác giữa các bộ phận, giữa các khâu công việc, giữa các nhân tố trong tổ chức một cách rõ ràng, có thể nhận diện và đo lường được. Các công cụ quản lý hiện đại nhằm bổ trợ cho hệ thống quản lý chất lượng cùng lúc có thể được sử dụng là: hệ thống chấm điểm KPI (Key Performance

Indicators), SLA- cam kết chất lượng dịch vụ nội bộ, bộ tiêu chuẩn đo lường sự hài lòng của khách hàng nội bộ, bảng điểm trừ khi mắc lỗi, Lean - 6 Sigma (tinh gọn, giảm tỷ lệ lỗi) hoặc bộ tiêu chuẩn 5S (Sàng lọc; sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp…

- Kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng:

Là các hoạt đồng thường xuyên nhằm để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại. Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thông thường được sử dụng gồm: Né tránh, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro. Cụ thể về từng phương pháp như sau:

+ Né tránh rủi ro: Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra. Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.

+ Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn

+ Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra (tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất)

+ Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Ngân hàng thường sử dụng các biện pháp như đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các loại hình cho vay, đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề

+ Ngoài ra còn có các biện pháp khắc phục rủi ro thường được sử dụng như: Bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay; Xác định phương án cơ cấu nợ; thu hồi nợ. Và các biện pháp xử lý rủi ro như: Phát mãi tài sản, trả nợ thay, khởi kiện, bán nợ

1.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại các NHTM

a) Các nhân tố bên trong - Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng, với tầm quan trọng và quy mô lớn hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua năm đó là chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho các tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Các NHTM cần tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn. Chính sách tính dụng bao gồm quy định về những nội dung cụ thể như sau:

- Công tác thẩm định cho vay

Thẩm định là một trong các khâu quan trọng nhất trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng. Thông qua quá trình thẩm định, ngân hàng sẽ thu thập được các thông tin về khách hàng như mức độ uy tín, tư cách pháp lý, khả năng tài chính, phương án vay vốn và tính khả thi của nguồn thu nhập để trả nợ, mức độ bảo đảm của tài sản thế chấp. Ngân hàng sẽ căn cứ vào các thông tin này để đưa ra được quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Nếu như công tác thẩm định khách hàng không được chặt chẽ và đúng quy định, năng lực thẩm định không đáp ứng được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)