CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng tình hình phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
3.2.2. Thực trạng quá trình phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc
3.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển theo tiêu chí định lượng.
- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng.
Trong năm 2017-2019, số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại chi nhánh có xu hướng tăng nhanh. Dưới đây là bảng biểu thể hiện sự tăng lên về số lượng và tỷ trong khách hàng vay tiêu dùng so với tổng số khách hàng bán lẻ của chi nhánh.
Bảng 3.6 : Tăng trưởng số lượng KH vay tiêu dùng giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
KH vay tiêu dùng 782 977 1.172
Tốc độ tăng trưởng KH vay tiêu
dùng 17,56% 24,94% 20,00%
KHBL 3.145 3.589 4.235
Tốc độ tăng trưởng KHBL 2,08% 14,12% 18,00%
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng khách hàng vay tiêu dùng trên tổng số khách hàng bán l ẻ
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả cho vay năm 2017-2019 của VietinBank Vĩnh Phúc)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy rằng số lượng khách hàng vay tiêu dùng của CN Vĩnh Phúc không những tăng lên cả về số lượng mà còn tăng lên cả về tỷ trọng trong tổng số KHBL của chi nhánh. Từ năm 2017-2019, xu hướng khách hàng vay tiêu dùng tăng lên qua các năm, đến năm 2019, số lượng khách hàng vay tiêu dùng đã đạt 1.172 khách hàng, tăng 390 khách hàng so với năm 2017, tương đương với tốc độ tăng trưởng 149.8%. Theo cùng với đó là tỷ trọng khách hàng vay
25% 27% 28% 23% 24% 24% 25% 25% 26% 26% 27% 27% 28% 28%
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
tiêu dùng cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2017, tỷ trọng khách hàng vay tiêu dùng trong tổng số KHBL là xấp xỉ 25%, con số này đã tăng lên 27.7% vào năm 2019. Việc gia tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng trong các năm đã cho thấy, mặc dù trong những năm khó khăn chung của kinh tế, nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện ở xu hướng phát triển của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có sự đầu tư hơn về mặt xây dựng sản phẩm cho vay phong phú, điều kiện vay linh hoạt, lãi suất cho vay hấp dẫn... để thu hút khách hàng vay tiêu dùng.
- Chỉ tiêu tăng trưởng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 3.7: Tăng trưởng dư nợ CVTD tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2017- 2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dơ nợ CVTD (tỷ đồng) 444,3 467,66 533,1
Mức tăng so với năm trước
(tỷ đồng) -2,3 23,36 65,5
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm
trước (%) -0,52% 5,0% 12,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017-2019 VietinBank Vĩnh Phúc)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy dư nợ CVTD của VietinBank Vĩnh Phúc sau 3 năm đã có mức tăng trưởng là gần 20%, từ 444,3 tỷ đồng năm 2017 đến 533,1 tỷ đồng năm 2019. Năm 2017, dư nợ CVTD giảm 0.52% so với năm 2016, do đến năm 2017, VietinBank không còn triển khai sản phẩm cho vay chứng minh tài chính du học, trong khi các khoản vay của sản phẩm này chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, do đó, đến năm 2017, các khoản vay này đến hạn tất toán mà không có sự bù đắp của các khoản vay tương tự, đã dẫn đến dư nợ giảm tương đối mạnh trong năm 2017.
Mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2017, tuy nhiên, trong cả giai đoạn từ 2017- 2019, dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn có sự tăng lên, điều này cho thấy điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh đã thu được những hiệu quả nhất định.
Vietinbank Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng tương đối tốt. Hệ khách hàng không ngừng được mở rộng. Đến năm 2019, số lượng KHCN có quan hệ tín dụng với chi nhánh đạt trên 3.500 khách hàng, trong khi số lượng khách hàng cá nhân tiền gửi tại chi nhánh đạt trên 95.000 khách hàng. Cho thấy tiềm năng rất lớn để khai thác hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng của dư nợ CVTD so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ KHBL
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy, mặc dù dư nợ CVTD tiêu dùng đã tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của dư nợ CVTD vẫn đang thấp hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ KHBL. Điều này cho ta thấy, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa vào việc phát triển cho vay tiêu dùng, để khai thác tối đa những lợi thế sẵn có về hệ khách hàng tiềm năng của chi nhánh
- Chỉ tiêu về thị phần CVTD của Vietinbank Vĩnh Phúc:
Là một trong những TCTD hàng đầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn 2017-2019, VietinBank Vĩnh Phúc đã luôn cố gắng để duy trì và phát triển thị
444 468 533 2,771.00 3,072.00 4,008.00 16% 15.22% 13.30% -01% 05% 12% 03% 11% 30% -05% 00% 05% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 00 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dơ nợ CVTD (tỷ đồng) Dư nợ KHBL (tỷ đồng) Cơ cấu CVTD/KHBL Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHBL
phần. Kết quả của quá trình đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8: Thị phần CVTD của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 – 2019
STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Vietinbank Vĩnh Phúc 9,74% 10,50% 10,60% 2 Vietinbank Phúc Yên 4,91% 7,00% 6,10% 3 Vietinbank Bình Xuyên 6,68% 6,50% 8,90% 4 BIDV Vĩnh phúc 6,38% 8,00% 7,90% 5 VCB 12,67% 13,50% 13,40% 6 Agribank Vĩnh Phúc 17,25% 18,40% 18,60% 7 Các NHTM cổ phần khác 42,37% 36,20% 34,80% Tổng 100% 100% 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và tính toán của tác giả)
Qua bảng trên có thể thấy, TCTD đang nắm giữ thị phần cao nhất trên địa bàn là AgriBank Vĩnh Phúc, lên tới 18,6%. Có được kết quả này là do AgriBank đã có lịch sử hoạt động lâu năm, cùng với mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ từ nông thôn cho tới thành thị.
VietinBank Vĩnh Phúc chỉ đứng thứ 3 về thị phần, sau Agribank và Vietcombank Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn từ 2017-2019, VietinBank Vĩnh Phúc có sự gia tăng về thị phần tuy nhiên tỷ lệ tăng còn chưa cao. Trong 3 năm, thị phần của chi nhánh chỉ tăng thêm 0.86%, đạt mức 10.6% năm 2019.
So sánh với VietcomBank Vĩnh Phúc, đối thủ chỉ có một chi nhánh duy nhất trên địa bàn tỉnh, nhưng đã chiếm tới 13.4% thị phần. Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng trưởng thị phần của VietinBank còn tương đối hạn chế do sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các chỉ tiêu về cơ cấu CVTD
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu CVTD trong tổng dư nợ cho vay KHBL của VietinBank Vĩnh Phúc
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc 2017-2019)
Qua bảng cơ cấu cho vay của Chi nhánh Vĩnh Phúc đến 2019, có thể thấy tỷ trọng CVTD vẫn còn ở mức khá khiêm tốn. Mặc dù, dư nợ CVTD đến 2019 đã tăng gần 20% so với năm 2017, nhưng tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ của chi nhánh chỉ chiếm 13,3%. Đến năm 2019, số lượng KHCN có quan hệ tín dụng với chi nhánh đạt trên 3.500 khách hàng, trong khi số lượng khách hàng cá nhân tiền gửi tại chi nhánh đạt trên 95.000 khách hàng. Cho thấy tiềm năng rất lớn để khai thác hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Chi nhánh cần có những chiến lược phù hợp để phát triển CVTD trên hệ khách hàng hiện hữu của mình.
16% 15.22% 13.30% 83.97% 84.78% 86.70% 00% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cơ cấu CVTD/KHBL Cơ cấu sản phẩm khác/KHBL
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm tại VietinBank Vĩnh Phúc 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc năm 2017-2019)
Xét về cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm, biểu đồ 3.4 thể hiện rõ sự chiếm ưu thế của sản phẩm cho vay nhà đất, đạt tỷ trọng lên tới 53,2% trong năm 2019. Trong khi đó, sản phẩm cho vay mua ô tô lại chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 5,9 % trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2019, điều này cho thấy chi nhánh đang gặp hạn chế trong việc phát triển các khách hàng vay liên quan đến mua ô tô. Vĩnh Phúc là thị trường tiềm năng đối với cho vay mua xe ô tô. Hiện nay trên địa bàn Vĩnh Phúc có nhiều Showroom của các hãng xe uy tín nhu Toyota, Nissin, Honda, Hyundai, Thaco… Đây là cơ hội rất lớn để VietinBank Vĩnh Phúc liên kết. Còn lại là các sản phẩm CVTD khác như cho vay mua sắm nội thất, đồ dùng, trang thiết bị gia đình, CVTD qua thẻ tín dụng, thẻ thấu chi…
49% 53% 53%
06% 06% 06%
45% 41% 41%
N Ă M 2 0 1 7 N Ă M 2 0 1 8 N Ă M 2 0 1 9
CƠ CẤU CVTD THEO SẢN P HẨM
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu CVTD theo kỳ hạn tại VietinBank Vĩnh Phúc 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc năm 2017-2019)
Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy cơ cầu CVTD theo kỳ hạn có xu hướng giảm cho vay ngắn hạn và trung hạn, tăng dần vào cho vay dài hạn. Sở dĩ có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn này là do khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản ngày càng nhiều. Thông thường, các khoản vay nhà đất có thời gian vay vốn lớn, từ 10 – 20 năm, nên ảnh hưởng đến cơ cấu CVTD theo kỳ hạn.
Với cơ cấu dư nợ CVTD chiếm tỷ trọng 13,3% so với tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức dưới rất thấp, trong khoảng an toàn theo thông lệ của các NHTM.
Bảng 3.9 Nợ xấu CVTD tại Vietinbank Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 – 2019
STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
I Tổng dư nợ KHBL 2.771 3.072 4.008 1 Nợ xấu KHBL 7,7 3,6 14,6 2 Nợ xấu KHBL/tổng dư nợ 0,28% 0,12% 0,36% II Dư nợ CVTD 444,3 467,66 533,1 1 Nợ xấu CVTD 2,9 1,8 1,4 2 Nợ xấu CVTD/tổng dư nợ 0,65% 0,38% 0,26%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017-2019 Vietinbank Vĩnh Phúc)
16% 18% 16% 47% 38% 39% 36% 43% 44% N Ă M 2 0 1 7 N Ă M 2 0 1 8 N Ă M 2 0 1 9 CƠ CẤ U CVTD THEO KỲ HẠ N Ngắ n hạn Trung hạ n Dà i hạn
Qua Bảng 3.9 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trong phát triển CVTD của VietinBank Vĩnh Phúc được cải thiện dần qua các năm và luôn nằm trong ngưỡng an toàn, năm 2017 tỷ lệ giảm chỉ còn 0.65% và đến năm 2019, tỷ lệ này chỉ còn 0.26% so với dư nợ CVTD. Điều này cho thấy chất lượng nợ CVTD ngày càng được cải thiện, công tác thẩm định cho vay là lựa chọn khách hàng ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn rất nhiều mức tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Nhìn chung chất lượng nợ đối với KHBL nói chung và mảng CVTD nói riêng tại Vietinbank Vĩnh Phúc là khá tốt, tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp, trong ngưỡng an toàn tại chi nhánh.
- Hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng:
Bảng 3.10 So sánh NIM và NII của CVTD và KHBL tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2017-2019
STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Tổng dư nợ cho vay KHBL 2.771 3.072 4.008
2 NII KHBL 94,8 106,2 116,1
3 NIM KHBL 3,42% 3,46% 2,90%
4 Dơ nợ CVTD 444,3 467,66 533,1
5 NII CVTD 18,2 19,5 22,6
6 NIM CVTD 4,10% 4,17% 4,24%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc 2019)
Xét về số tuyệt đối, NII là chỉ số phản ánh thu nhập thuần từ cho vay của các NHTM. Tại VietinBank Vĩnh Phúc, NII liên tục được cải thiện qua các năm và được thể hiện ở bảng 3.10.
Cùng với sự mở rộng về quy mô dư nợ KHBL, NII từ hoạt động cho vay KHBL cũng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2019, NII cho vay KHBL đạt 116,1 tỷ đồng, chiếm 56,18% tổng NII của chi nhánh (206.66 tỷ đồng). Trong khi đó NII từ hoạt động CVTD cũng không ngừng tăng lên, đạt mức 22,6 tỷ năm 2019, chiếm tỷ trọng 19,47% trong NII KHBL. Xét về tổng dư nợ, năm 2019, dư nợ CVTD chiếm tỷ
trọng 13,3% trong tổng dư nợ KHBL. Điều này cho thấy, hiệu quả từ việc CVTD cao hơn nhiều so với việc cho vay các đối tượng khác trong phân khúc KHBL.
Để nhìn rõ hơn về hiệu quả của CVTD, chúng ta xét tới chỉ số NIM (là chỉ số dùng để xác định sự chênh lệnh giữa thu nhập từ lãi và chi phí vốn phải trả). Năm 2019, NIM KHBL là 2,9%, trong khi đó, NIM của CVTD là 4,24%, cao gấp 1,46 lần so với NIM KHBL.
Với hiệu quả đã được chứng minh, Chi nhánh cần tập trung khai thác CVTD với các khách hàng mới và khách hàng hiện hữu để nâng cao hiệu quả cho vay KHBL.
3.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển theo tiêu chí định tính.
Trong giai đoạn kinh doanh từ năm 2017 đến hết năm 2019, phát triển tín dụng phân khúc KHBL nói chung và CVTD nói riêng tại VietinBank Vĩnh Phúc đã được Ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên tại chi nhánh xác định là nhiệm vụ hàng đầu, tập trung nguồn nhân lực. Chi nhánh triển khai phát triển cho vay tiêu dùng cả về chiều rộng và chiều sâu. Đánh giá sự phát triển về chiều sâu CVTD tại chi nhánh Vĩnh Phúc cụ thể như sau:
- Tính đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là xu hướng tất yếu, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Để đáp ứng được đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng, Vietinbank Vĩnh Phúc đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng, không ngừng đề xuất cải tiến sản phẩm dịch vụ dựa trên các sản phẩm gốc của Vietinbank sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng tại từng địa bàn cụ thể trên phạm vi quản lý của chi nhánh. Dưới sự điều hành của Giám đốc khối Bán lẻ tại chi nhánh, Vietinbank Vĩnh Phúc có được những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng, góp phần phát triển chiều sâu cho các số liệu đã đạt được của hoạt động phát triển tín dụng phân khúc khách hàng bán lẻ, cụ thể như sau:
+ Sản phẩm dịch vụ ngày càng được áp dụng mở rộng và đa dạng hoá. Đề xuất tăng thời hạn cho vay đối với các sản phẩm cho vay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xây dựng sửa chữa nhà ở lên đến 20 năm, sản phẩm cho vay mua ô tô lên
đến 7 năm. Để thuận tiện cho người vay vốn, NHCT đã xây dựng sản phẩm cho vay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó, tài sản thế chấp là chính Quyền sử dụng đất mà khách hàng muốn mua, như vậy, khách hàng không cần có tài sản thế chấp ban đầu cũng có thể mua được quyền sử dụng đất phù hợp với nhu cầu của gia đình. Khách hàng có thể được vay vốn để thanh toán chi phí đã ứng vốn. Xây dựng cách tính thu nhập mới đối với khách hàng là công nhân viên chức trong các cơ quan hành chính – sự nghiệp, cho phép khách hàng có thể sử dụng thêm các phần thu nhập không thể chứng minh được trên giấy tờ. Đối với các doanh nghiệp có trả lương qua NHCT, Ngân hàng đã xây dựng sản phẩm cho vay thấu chi, cho phép khách hàng có thể chi vượt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán, sản phẩm cho vay đối với cán bộ Associate Banking (ưu đãi cho cán bộ Vietinbank)... Cùng với việc đề xuất bổ sung, thay đổi mô hình hoạt động theo hướng tập trung và chuyên môn hoá, Vietinbank đã từng bước cải tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ dành cho KHBL, nâng cao các tiện tích của từng loại sản phẩm, đặc biệt chú ý phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tự động như dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.