Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc: Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc:

3.1.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc:

Năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc đạt và vượt tất cả 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tạo nền tảng quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng

Năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát phương châm hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, thực hiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong công tác lãnh đạo, điều hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn kiên định các mục tiêu đề ra; chỉ đạo xây dựng kịch bản tăng trưởng theo từng quý; đánh giá toàn diện chỉ số năng lực cạnh tranh, xây dựng kế hoạch để nâng cao các chỉ số thành phần đạt thấp. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành tăng cường bám sát các địa phương, cơ sở; kiểm tra thực tế, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, doanh nghiệp để có những chỉ đạo kịp thời.

Các chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay, tập trung cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực tiêu dùng, lĩnh vực có rủi ro cao, đồng thời đẩy mạnh các giải pháp tăng cường huy động vốn, nhất là vốn dài hạn. Dự kiến đến 31-12-2019, tổng nguồn vốn huy động trên toàn tỉnh ước đạt 78,67 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ năm 2018. Tổng dư nợ cho vay đạt 78 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ năm 2018.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2019 tăng cao so với năm trước, trong đó vốn FDI ước đạt 670 triệu USD, tăng 27,2% so năm 2018; vốn DDI ước đạt 13,55 nghìn

tỷ đồng, tăng 154,2% so với năm 2018. Tỉnh đã thu hút và tăng vốn một số dự án lớn như: Dự án Xây dựng khu nhà ở cho công nhân, cán bộ, chuyên gia và người có thu nhập thấp làm việc tại các khu công nghiệp thuộc huyện Bình Xuyên (4.323 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Bá Thiện - Phân khu I (2.300 tỷ đồng); Khu đô thị mới TMS Land Đầm Cói (4.499,55 tỷ đồng); Dự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng và khách sạn Grand Victory Tam Đảo (823,51 tỷ đồng); Dự án của Công ty Solum Electronics Việt Nam (50 triệu USD); Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Partron Vina (40 triệu USD)...

Nhờ những nỗ lực nêu trên, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, là động lực cho tăng trưởng chung của tỉnh. Giá trị sản xuất năm 2019 (giá so sánh 2010) ước đạt 244,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2018. Trong các ngành công nghiệp thì ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt với mức tăng trưởng hai con số, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử dẫn đầu với mức tăng kỷ lục 40,6% so năm 2018. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Các làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển, giải quyết tốt việc làm cho người dân khu vực nông thôn.

Chăm lo toàn diện cho người dân

Năm 2019, tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư, tu bổ hệ thống di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng giai đoạn 2019-2025 nhằm tu bổ, tôn tạo các di tích bảo đảm gìn giữ tối đa yếu tố lịch sử văn hóa lâu đời. Nhiều sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tốt.

Năm học 2018-2019, ngành giáo dục và đào tạo có bước tiến toàn diện. 100% giáo viên đạt chuẩn các bậc học. Cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị học tập được quan tâm đầu tư, trong đó ưu tiên một số trường mầm non ở các xã miền núi, xã nghèo, xã xây dựng nông thôn mới còn thiếu phòng học.

Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh đang từng bước được cải thiện ở cả ba tuyến. Công suất sử dụng giường bệnh tăng 19% so với năm 2018. Các quy chế bệnh viện, quy trình kỹ thuật chuyên môn được thực hiện nghiêm túc từ khâu tiếp đón

người bệnh, làm hồ sơ bệnh án, chẩn đoán và điều trị. Thuốc, vật tư y tế được cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng. Các cơ quan liên ngành đã tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về hành nghề. Các cơ quan chức năng đã kiểm tra 4.155 cơ sở về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua kiểm tra đã nhắc nhở, xử lý 13,7% số cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục được tỉnh quan tâm chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm như Bệnh viện Sản nhi và Bệnh viện đa khoa tỉnh. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đạt được những kết quả tích cực, đã có tám đơn vị y tế công lập thực hiện liên doanh, liên kết với các loại trang thiết bị y tế chủ yếu thuộc các lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, thận nhân tạo; 100% đơn vị y tế thực hiện giá dịch vụ y tế theo đúng quy định.

Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho hơn 24 nghìn lao động. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng tiếp tục được duy trì, huy động được các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư tham gia. Hơn 22,8 nghìn người nghèo và 29,4 nghìn người cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hơn 300 hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở được đăng ký vay vốn; 75 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở từ nguồn kinh phí xã hội hóa; 13,5 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội... Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 1,46%. Không có hộ nghèo thuộc đối tượng gia đình chính sách, người có công.

Những kết quả nổi bật của năm 2019 là tiền đề quan trọng để tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 đề ra, chào mừng các ngày kỷ niệm lớn trong năm 2020.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo Quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Quyết định 1354/QĐ-TTg ngày 23 tháng 09 năm 2008 đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 163 chi nhánh và trên 1.000 phòng Giao dịch/ quỹ tiết kiệm.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế.

Chi nhánh Vĩnh Phúc là một trong 159 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh được thành lập từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997.

Địa bàn hoạt động chính của Vietinbank Vĩnh Phúc là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều khu công nghiệp như Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên và các làng nghề như Khu làng nghề Tề Lỗ, khu làng nghề Yên Lạc, Khu làng nghề Đồng Văn, khu làng nghề Thanh Lãng, khu chợ đầu mối Thổ Tang. Đây là khu công nghiệp có nhiều nhà máy, doanh nghiệp lớn và khu làng nghề với nhiều ngành nghề truyền thống như mua bán sắt thép phế liệu, phụ tùng ô tô, máy xúc máy ủi, sản xuất đồ gỗ, hàng tiêu dùng. Như vậy, Vietinbank Vĩnh Phúc hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho Vietinbank Vĩnh Phúc phát huy được vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đa năng.

Vietinbank Vĩnh Phúc hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với gần 20 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn như Chi nhánh Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Techcombank, SHB nhưng Vietinbank Vĩnh Phúc luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện và nâng cấp cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Sau 20 năm hoạt động, Vietinbank Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 48,6 tỷ đồng, tổng dư nợ 82,5 tỷ đồng đến 31/12/2019 Vietinbank Vĩnh Phúc nguồn vốn huy động đã là 8.966 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 6.848 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)