Thúc đẩy công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Công thương Việt

4.2.3 Thúc đẩy công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

+ Cán bộ trong trường hợp phát hiện một khoản vay để phát sinh nợ quá hạn gốc hoặ lãi thì việc đầu tiên mà cán bộ phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc trực tiếp xuống kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau. Ngân hàng có thể dựa vào kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

+ Tích cực đeo bám khoản vay, tận dụng mọi khoản thu của khách hàng để thu hồi nợ, đối với những khoản nợ có phát sinh nợ quá hạn được xác định là có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như tư vấn cho khách hàng khôi phục tình hình tài chính, cơ cấu lại thời hạn trả

nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, điều chỉnh kế hoạch trả nợ, khoanh nợ cho khách hàng biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản nợ sau này.

+ Đối với khách hàng truyền thống của chi nhánh có uy tín trong quan hệ tín dụng, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu khó khăn, chung tay cùng tìm ra giải pháp hỗ trợ.

+ Trong trường hợp các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đưa ra không mang lại hiệu quả, khách hàng cố tình dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng các biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phát mãi tài sản thế chấp, như: khởi kiện ra tòa, cưỡng chế để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc​ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)