CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, phát triển cho vay tiêu dùng tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2019 vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục sau đây:
- Qui mô CVTD của chi nhánh tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng thấp, Thị phần của chi nhánh hầu như tăng không đáng kể, từ 9.74% năm 2017 lên 10.6% năm 2019. Trong đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là VietcomBank với số lượng PGD ít hơn VietinBank mà thị phần cũng đạt khoảng 13.4%, tốc độ tăng trưởng là cao hơn với VietinBank Vĩnh Phúc. Theo đà tăng trưởng thị phần đó, nguy cơ đánh mất thị phần cho VietinBank là rất lớn. Trong khi VietcomBank tăng nhanh thị phần, VietinBank Vĩnh Phúc hầu như chỉ duy trì thị phần cho thấy thị trường tại địa bàn
Vĩnh Phúc vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, nhưng VietinBank Vĩnh Phúc đang có phần chậm chân hơn đối thủ.
- Cơ cấu dư nợ các sản phẩm CVTD chứa nhiều rủi ro. Trong cơ cấu sản phẩm cho vay, sản phẩm cho vay nhà đất của Chi nhánh chiếm một tỷ trọng dư nợ cao đến 53.2% (năm 2019) trong tổng dư nợ CVTD, trong khi các sản phẩm CVTD còn lại doanh số và dư nợ rất hạn chế. Điều này làm dư nợ CVTD của Chi nhánh Vĩnh Phúc phụ thuộc vào dư nợ các sản phẩm liên quan đến bất động sản, mang lại nhiều rủi ro trong tương lai cho Chi nhánh khi thị trường bất động sản, thị trường giá cả nguyên vật liệu có sự biến động.
- Chất lượng dư nợ tại VietinBank Vĩnh Phúc được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ xấu còn chậm chạp, chưa đạt được hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2017-2019, nợ xấu của chi nhánh giảm dần. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối, nợ xấu CVTD giảm từ 2.9 tỷ năm 2017 xuồng còn 1.4 tỷ. Kết quả thu hồi nợ là chậm, điều này làm tăng chi phí dự phòng rủi ro cho chi nhánh. - Thu nhập từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh đạt gần 19,46% trong tổng thu nhập từ cho vay KHBL. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng lại ở mức thấp, chỉ chiếm 13.3% trên tổng dư nợ KHBL. Điều đó cho thấy chi nhánh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng hiệu quả của CVTD. Chi nhánh cần khai thác tốt hơn nữa hệ khách hàng sẵn có để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, đóng góp vào tổng thu nhập từ cho vay của chi nhánh.
- Mặc dù chi nhánh đã rất tích cực trong việc phối hợp với Trụ sở chính để điều chỉnh quy trình cho vay trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn còn mốt số điểm cần khắc phục tốt hơn nữa để tin gọn quy trình:
+ Đối với với khâu nhận tài sản bảo đảm: CB QHKH sau khi soạn thảo và trình cấp lãnh đạo ký hồ sơ tài sản phải bàn giao lại cho CB HTTD để đi ký kết với khách hàng tại phòng công chứng. Điều này kéo dài thời gian vì phải trải qua khâu bàn giao và rà soát hồ sơ giữa hai cán bộ. Đồng thời khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng chỉ làm việc với CB QHKH, nhưng khi kết hợp đồng thế chấp và giao giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu lại cho một cán bộ khác là CB HTTD, điều này dễ làm khách hàng e ngại, lo lắng khi giao hồ sơ cho một cán bộ mới.
+ Trong khâu giải ngân, việc kiểm soát hồ sơ giải ngân đang bị chồng chéo giữa Phòng khách hàng và Phòng Hỗ trợ tín dụng. Hồ sơ được kiểm soát hai lần, tuy đảm bảo mức độ chặt chẽ nhưng lại kéo dài thời gian giải ngân lên gấp đôi. Khiến nhiều khách hàng phàn nàn, đặc biệt là các khách hàng giải ngân tiền mặt
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đã nêu: * Nguyên nhân chủ quan
- Những nguyên nhân dẫn đến kết quả tăng trưởng thị phần còn hạn chế: + Qui mô dư nợ KHBL tại chi nhánh đã đạt đến ngưỡng quá tải so với nguồn nhân lực của chi nhánh. Hiện có 25 CB QHKH làm công tác TDBL, trong đó mức dư nợ KHBL đã đạt trên 4.008 tỷ đồng. Vậy mỗi cán bộ đang quản lý trên 160 tỷ đồng dư nợ. Sự quá tải này khiến cán bộ hầu như chỉ giành thời gian tác nghiệp tại văn phòng, phục vụ nhu cầu của đối tượng khách hàng hiện hữu mà không có khả năng ra ngoài tìm kiếm khách hàng mới, phát triển thị phần. Thực trạng này cũng khiến các kỹ năng bán hàng của CB QHKH bị mai một, tác động trực tiếp đến chất lượng của công tác tiếp thị, phát triển khách hàng mới.
+ Cơ chế ưu đãi lãi suất cho khách hàng còn khá dè dặt khiến nhiều khách hàng so sánh với các TCTD khác trên địa bàn khi họ được chào mời, lôi kéo. Khi được ngân hàng khác mời cho vay với mức lãi suất ưu đãi hơn tại VietinBank, khách hàng sẵn sàng trả hết nợ và rút tài sản thế chấp chuyển sang ngân hàng khác.
+ Sự tham gia thị trường của một số ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP An Bình… đôi khi làm xáo trộn thị trường tài chính trên địa bàn, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng nói chung. Các ngân hàng này thường xuyên sử dụng mức lãi suất rất thấp cho những kỳ hạn vay đầu tiên, hoặc mức cho vay trên tài sản bảo đảm cao nhằm lôi kéo khách hàng.
+ Cơ cấu CVTD tập trung chủ yếu vào dư nợ cho vay BĐS do đây là sản phẩm thế mạnh của VietinBank với thời gian cho vay lên tới 20 năm và khách hàng được vay vốn để bù đắp chi phí đã ứng vốn trong vòng 12 tháng. Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2017-2019 là giai đoạn thị trường Bất động sản có sự khởi sắc, nhiều dự án Bất động sản được xây dựng, giá đất tăng lên qua các năm dẫn đến nhu cầu đầu tư BĐS của người dân cũng tăng lên. Một khoản vay liên quan đến BĐS có dư nợ cao hơn nhiều so với các khoản vay tiêu dùng khác.
+ Đối với sản phẩm chủ đạo tiếp theo trong cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay mua ô tô. VietinBank CN Vĩnh Phúc đã chưa liên kết với các đơn vị kinh doanh xe ô tô, cũng như chưa có cơ chế hoa hồng phù hợp cho người giới thiệu, dẫn đến việc các sales ô tô không mặn mà giới thiệu khách hàng vay vốn cho chi nhánh. Từ đó dẫn đến việc dư nợ và thị phần cho vay mua ô tô của VietinBank Vĩnh Phúc còn hạn chế từ đó dẫn đến dư nợ CVTD rơi vào tình trạng mất cân đối như hiện tại.
+ Các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác như cho vay tín chấp cán bộ nhân viên chưa được chú trọng. Nguyên nhân là do các khoản vay này chủ yếu cung cấp cho các cán bộ nhân viên của các đơn vị chi lương qua VietinBank. Tuy nhiên, các đơn vị chi lương qua VietinBank Vĩnh Phúc có sự biến động nhân sự lớn dẫn đến việc quản lý khách hàng gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng không được thông báo khi các nhân viên của công ty nghỉ việc hoặc luân chuyển đến đơn vị khác. Điều đó gây rủi ro rất lớn trong việc thu hồi nợ của chi nhánh.
- Công tác xử lý, thu hồi nợ xấu còn chậm chạp, kết quả thu hồi nợ ở mức rất thấp do gặp phải một số nguyên nhân sau: những thiếu sót trong quá trình thẩm định nhận tài sản bảo đảm của những thế hệ cán bộ đi trước khiến việc phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở pháp lý; công tác phối hợp giữa chi nhánh và các cơ quan chức năng thi hành án còn hạn chế, dẫn đến việc tịch thu xử lý tài sản còn nhiều vướng mắc.
- Chi nhánh vẫn chưa khai thác hết tiềm năng hiệu quả của CVTD là do sự quá tải của các CB quan hệ khách hàng. Như nội dung mô tả trong phần hạn chế về thị phần dư nợ CVTD, mỗi CB QHKH hiện đang quản lý bình quân 160 tỷ dư nợ, từ đó
dẫn đến việc các cán bộ mất nhiều thời gian vào giải quyết các công việc sự vụ, không còn nhiều thời gian để phát triển thị trường cũng như tạo các mối quan hệ với các sale BĐS và sale ô tô cũng như các mối quan hệ khác để có thể phát triển CVTD. Từ đó dẫn đến dư nợ CVTD còn hạn chế, chưa khai thác được hết tiềm năng của CVTD
* Nguyên nhân chủ quan
- Bộ phận xây dựng quy trình cho vay chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết chứ không trực tiếp trải nhiệm quá trình xử lý nghiệp vụ tại chi nhánh, do đó dẫn đến những bất cập trong việc xây dựng quy trình cho vay, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh hàng ngày của chi nhánh.
+ Các qui định về định giá tài sản bảo đảm tại VietinBank còn khá chặt chẽ so với các đối thủ cạnh tranh. Tại một số địa bàn đặc thù như thị trấn Thổ Tang, khu chợ sắt thép phế liệu Tề Lỗ, làng mộc Minh Tân, làng mộc Thanh Lãng, khu vực thành phố Vĩnh Yên…… giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường thực tế ở mức cao. Tuy nhiên khi định giá tài sản thế chấp, bộ phận định giá hoặc công ty thẩm định giá VietinBank đều định giá thấp hơn giá thị trường từ 30% - 40% để đảm bảo khả năng phát mại tài sản thu hồi vốn. Việc định giá không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong khi các đối thủ cạnh tranh sẵn sàng cho vay theo mức giá thị trường khiến Vietinbank để mất nhiều khách hàng tiềm năng cho đối thủ, qua đó trực tiếp đánh mất thị phần.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này từ việc phân tích thực trạng hiệu quả phát triển tín dụng phân khúc KHBL tại VietinBank Vĩnh Phúc, báo cáo đã chỉ ra những điểm tích cực và những điểm hạn chế còn tồn tại trong phát triển tín dụng phân khúc KHBL lẻ tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, tác giả đã tìm ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan còn tồn tại, dẫn đến những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn và phù hợp với những đặc điểm của VietinBank Vĩnh Phúc và phù hợp với nền kinh tế, nhằm phát triển phát triển tín dụng phân khúc KHBL tại chi nhánh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG