Bối cảnh mới của thị trường tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất lao động tại sàn giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 89 - 92)

Hội nhập quốc tế của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phổ biến và mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng. Ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường ở nước ngoài thông qua việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung c ấp qua biên giới. Hội nhập quốc tế cũng tạo ra cơ hội liên kết giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài qua đó tận dụng được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trong áp dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị và phát triển sản phẩm mới. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa phương sẽ là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng, các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết hợp tác kinh doanh. Sự tham gia điều hành, quản trị các nhà đ ầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước. Bên c ạnh đó, c ác ngân hàng Việt Nam cũng được tham gia vào sân chơi kinh doanh bình đẳng và mang tính chuyên nghiệp cao do giảm sự can thiệp, bảo hộ của Nhà nước. Bối cảnh này giúp các ngân hàng Việt Nam trở nên năng động hơn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, các ngân hàng có cơ hội thể hiện năng lực và trình độ của mình.

Bên cạnh những cơ hội thì các ngân hàng Việt Nam phải đối diện với một số thách thức như sau: Sự cạnh tranh c ủa hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt do việc mở cửa hội nhập kéo theo một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm

lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa. Ngân hàng Việt Nam gặp áp lực phải nâng cao chất lượng nguồn lực và bị thu hút nguồn nhân lực từ các tổ chức nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức, đòi hỏi hệ thống ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, để không chỉ đứng vững mà còn khẳng định vị trí của mình trong khu vực và quốc tế.

Ngoài những thách thức do hội nhập mang đến, Fintech đang được xem là một cuộc cách mạng đe dọa tới hệ thống ngân hàng toàn c ầu. Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Các công ty fintech gồm 2 nhóm: Nhóm các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm các công ty thuộc dạng hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. Tận dụng thế mạnh về công nghệ, các công ty này cung c ấp các sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ robot tư vấn (robo adviser) sử dụng thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng, sử dụng trí thông minh nhân tạo để cung c ấp dịch vụ thông qua trợ lý ảo, sử dụng các loại tiền ảo thay thế cho phương thức chuyển tiền truyền thống… Fintech cung c ấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính có thể làm thay đổi cách các ngân hàng, khách hàng quản lý và tiết kiệm tiền bạc. Làn sóng công nghệ và xu hướng phát triển của các công ty Fintech, tác động mạnh mẽ khiến ngành ngân hàng giảm thị phần, hàng nghìn nhân viên có thể bị thay thế bằng máy móc. Trước thách thức này, một số ngân hàng cũng có động thái sử dụng sức mạnh thương hiệu và công nghệ để tự mình trải nghiệm với fintech. Tại Việt Nam, hiện đã có khoảng 40 công ty fintech ho ạt động với các dịch vụ tài chính đa dạng như: thanh toán, chuyển tiền, huy động vốn, quản lý tài chính… Do vậy, các ngân hàng cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh hoặc kết hợp với các công ty fintech để đổi mới sản phẩm dịch vụ theo xu thế mới.

Hoạt động của ngành ngân hàng toàn c ầu đang hứng chịu những tác động mạnh mẽ của đ ại dịch Covid - 19. Trước diễn biến phức tạp, khó lường và mức độ

tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 một số hoạt động ngân hàng đã bị tác động như: hoạt động tác nghiệp hàng ngày, tăng trưởng dư nợ tín dụng, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu… Mỗi khía c ạnh chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đều tạo ra những cơ hội và thách thức riêng. Với những diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh, các ngân hàng c ần xem xét các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và ứng phó với những khó khăn đã và sẽ phải đối mặt, đồng thời biến nguy thành cơ bằng tận dụng những cơ hội mà những khó khăn mà đ ại dịch Covid-19 gây ra. Dịch bệnh Covid-19 là cơ hội để các ngân hàng kiểm định tính hiệu quả của các chính sách đã xây dựng về quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ngân hàng biết được quy trình hoạt động và hệ thống nhân sự hiện tại có vận hành hiệu quả không, có chỗ nào có thể điều chỉnh để tối ưu hóa hơn không. Đặc biệt là vấn đề nhân sự, hiện tại chúng ta luôn bị đánh giá là quốc gia có NSLĐ thấp. Nhiều lao động trong bộ máy hoạt động không hiệu quả. Giai đoạn này chính là thời cơ để các ngân hàng xác định được định biên nhân sự cắt giảm nhóm NSLĐ thấp, tối ưu hóa chi phí hoạt động. Ngoài ra, dịch bệnh còn là thời cơ giúp Ban lãnh đạo nhìn nhận lại các chính sách đối phó với các loại rủi ro, chủ động điều chỉnh hoặc xây dựng lại các kịch bản có thể gặp phải, từ đó hình thành phương án hoạt động đối phó với những khủng hoảng hoặc sự kiện bất ngờ hiệu quả hơn. Dịch bệnh Covid-19 là động lực để đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi ngân hàng số. Việc số hóa từ văn bản, thủ tục, phương thức làm việc, phương thức giao dịch trong nội bộ cũng như với khách hàng qua giai đoạn dịch bệnh này được nhìn nhận là việc làm hết sức cấp thiết. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống big data và nhanh chóng đưa vào sử dụng các sản phẩm ngân hàng số, các giao dịch ngân hàng điện tử, đặc biệt với nhóm ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm giao dịch trực tiếp với nhóm khách hàng này. Mức độ sử dụng internet và giao dịch online c ủa Việt Nam hiện nay vượt trội. Do vậy, trong bối cảnh bệnh dịch, lấy nguy để chuyển thành cơ nhằm thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc phát triển giao dịch số dựa trên internet banking, mobile banking là phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất lao động tại sàn giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần quân đội​ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)