Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích. Để tiến hành được cần xác định số liệu gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. Khi sử dụng những phương pháp này cần chú ý:
So sánh hai đại lượng hoặc chỉ tiêu;
Các đại lượng, chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường;
Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển, cần tiến hành so sánh giữa số liệu thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước;
Để xác định vị thế của ngân hàng: tiến hành so sánh giữa số liệu của ngân hàng này với các ngân hàng khác trong cùng khu vực.
Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng: so sánh về số tuyệt đối là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động cả về số tuyệt đối của hiện tượng đang nghiên cứu; so sánh bằng số tương đối là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích; so sánh theo chiều ngang, là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính; so sánh theo chiều dọc, là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo của doanh nghiệp.