Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng​ (Trang 95 - 99)

4.3.1. Kiến nghị với NHNN Việt Nam

NHNN Việt Nam là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, với các chính sách, quy định, định hướng khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM. Sau đây là những kiến nghị với NHNN:

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát các NHTM, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, thường xuyên kiểm tra, giám sát bắt buộc các NHTM trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay, nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và nâng cao năng lực của các NHTM.

- NHNN cần tăng cường đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia vì đây là đầu mối cung cấp thông tin cho các NHTM, nhằm giúp cho các NHTM có được quyết định đúng đắn trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm của trung tâm này trong trường hợp các NHTM bị rủi ro do sử dụng thông tin thiếu chính xác mà trung tâm cung cấp.

- NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của ngân hàng thay đổi kịp thời với sự thay đổi của thị trường.

- NHNN tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho NHTM.

- NHNN cần phối hợp với các bộ liên ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mại tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, của cơ quan Công an, của chính quyền cơ sở, của Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ.

4.3.2. Kiến nghị với Vietinbank Việt Nam

- Vietinbank Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để đưa ra các văn bản quyết định có tính hoàn chỉnh và lâu dài, tránh tình trạng sửa đổi nhiều lần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh. Nên áp dụng thí điểm tại một số Chi nhánh trong thời gian đủ dài để có đẩy đủ cơ sở đánh giá tính hiệu quả của chương trình mới, sau đó mới quyết định nhân rộng ra toàn hệ thống.

- Nghiên cứu để đơn giản hóa hồ sơ vay vốn với KHCN. Số lượng các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn quá nhiều, đặc biệt là hồ sơ thẩm định khách hàng cá nhân. Giữa các loại giấy tờ này có nhiều nội dung trùng lắp, nếu có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ vào trong một tờ trình thẩm định thì sẽ tiết kiệm thời gian soạn thảo, chi phí và thuận tiện trong khâu bảo quản, lưu trữ hồ sơ.

- Nâng cao chất lượng hệ thống mạng nội bộ, hiện nay toàn bộ quá trình làm hồ sơ cho khách hàng đều phải thực hiện trên mạng nội bộ nên đường truyền mạng cần phải ổn định, tốc độ cao để không gây ách tắc, trì trệ trong quá trình giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân.

- Tăng cường bồi dưỡng nhân lực có năng lực và gắn bó lâu dài với Chi nhánh, tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, đào tạo, mời chuyên gia đến giảng dạy cho các cán bộ nhân viên từng bước trong hoạt động kinh doanh và văn hóa trong giao tiếp với khách hàng, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

KẾT LUẬN

Phát triển cho vay nói chung và phát triển cho vay KHCN nói riêng là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và tăng trưởng thị phần trong hoạt động cho vay. Phát triển cho vay KHCN là một hướng đi đúng đắn và đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Việc đẩy mạnh này sẽ giúp NHTM có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của người dân.

Đề tài nghiên cứu, phát triển cho vay KHCN tại Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển cho vay khách hàng cá nhân của NHTM, đồng thời, lý giải các nhân tố ảnh hưởng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.

Hai là, trên cơ sở lý thuyết phát triển cho vay khách hàng cá nhân của NHTM, luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2017-2019, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là, luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới và đề xuất kiến nghị với NHNN Việt Nam, Ngân hàng Vietinbank Việt Nam.

Ngoài kết quả đạt được, luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Hồ Diệu, 2006. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

2. Nguyễn Thị Ngọc Thu, 2016. Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế-Đạihọc Quốc Gia Hà Nội.

3. Học viện Ngân Hàng, 2009. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

4. Học viện tài chính, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN: sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2017. Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2015-2017.

7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2019. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, 2017, 2018.

8. Quốc Hội, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và các Văn bản sửa đổi, bổ sung đi kèm. Hà Nội.

9. Peter S. Rose, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

10.Lê Văn Tề, 2009. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 11.Bùi Thu Thủy, 2015. Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế- Đạihọc Quốc Gia Hà Nội.

12.Bùi Thị Hoài Thương, 2015. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế- Đạihọc Quốc Gia Hà Nội.

13.Hoàng Thị Huyền Trang, 2015. Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Hà Tây. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế- Đạihọc Quốc Gia Hà Nội.

II. Tài liệu internet

14. Đỗ Văn Tính (2014). Tổng hợp các lý thuyết về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, <http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1097/tong-hop- cac-nghien-cuu-ly-thuyet-ve-dich-vu-ban-le-cua-ngan-hang>. [Ngày truy cập: 16 tháng 01 năm 2014]

15. Thuận Hữu (2018). Vietinbank là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp, <https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/36560802-vietinbank- %E2%80%9Cngan-hang-ban-le-tot-nhat-viet-nam%E2%80%9D-ba-nam- lien-tiep.html>.[Ngày truy cập: 31 tháng 05 năm 2018]

16. Hoài Thương (2017). Hoạt động bán lẻ Vietinbank: Chuyển đổi chiến lược – Thành tựu bứt phá, <https://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc/Hoat-dong-ban-le- VietinBank-Chuyen-doi-chien-luoc-thanh-tuu-but-pha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng​ (Trang 95 - 99)