Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng​ (Trang 61 - 65)

3.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân

3.2.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh gồm 14 bước như sau: Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng

Tại Chi nhánh, cán bộ QHKH tìm kiếm tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo hướng tìm kiếm khách hàng của khối bán lẻ và ban giám đốc Chi nhánh. Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của NHCT

Lãnh đạo Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ QHKH thực hiện tiếp cận, tiếp thị khách hàng.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Tại Chi nhánh, cán bộ QHKH đối chiếu hồ sơ khách hàng cung cấp và quản lý tín dụng, rà soát hồ sơ khách hàng cung cấp, ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ, hẹn thời gian phản hồi đối với khách hàng.

Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, thông tin thu thập từ thực tế khách hàng, các nguồn thông tin khác (nếu có), lập tờ trình đánh giá, thẩm định và quyết định đề xuất cấp tín dụng bao gồm các nội dung sau: đánh giá khách hàng, đánh giá năng lực tài chính, khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng, đánh giá phương án và dự án đề nghị cấp tín dụng, đánh giá tác động đến môi trường xã hội của phương án và dự án (nếu có), đánh giá biện pháp bảo đảm.

Xác định hạng khách hàng: thực hiện theo quy trình chấm điểm và xếp hàng tín dụng hiện hành. Ký tờ trình đánh giá, thẩm định và quyết định đề xuất cấp tín dụng. Trình người thẩm định tín dụng hồ sơ để xuất cấp tín dụng.

Tại Chi nhánh, người thẩm định tín dụng rà soát hồ sơ đề xuất cấp tín dụng, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp tín dụng, ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm thèo (nếu có), ký tắt từng trang và ký tờ trình. Xác định Cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng, thực hiện quy định thẩm quyền tín dụng hiện hành.

Trình hồ sơ: trường hợp thuộc thẩm quyền Chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng theo nội dung bước 5 - Quyết định tín dụng. Trường hợp vượt thẩm quyền trình Ban giám đốc Chi nhánh.

Ban giám đốc Chi nhánh (trường hợp vượt thẩm quyền): kiểm soát hồ sơ trình của phòng khách hàng/Phòng giao dịch, ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng và điều kiện kèm theo (nếu có), ký tờ trình.

Bước 4: Tái thẩm định

Vietinbank quy định giá trị tiền vay bắt buộc phải được tái thẩm định theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, đối với những khoản xin vay dưới mức quy định này của Tổng Giám đốc nhưng có tình chất phức tạp. Giám đốc ngân hàng cho vay( hoặc người được ủy quyền) có thể quyết định tiến hành tái thẩm định khoản xin vay.

Bước 5: Quyết định tín dụng

Tại Chi nhánh, trường hợp thuộc thẩm quyền phòng bán lẻ/ phòng giao dịch, người thẩm định tín dụng không đồng thời là lãnh đạo phòng bán lẻ/ phòng giao dịch quyết định tín dụng.

Bước 6: Thông báo quyết định tín dụng

Tại Chi nhánh, ban giám đốc tiếp nhận văn bản thông báo về nội dung quyết định tín dụng. Cán bộ QHKH thông báo quyết định cho khách hàng và các bộ phận liên quan (nếu cần).

Bước 7: Soạn thảo, ký kết HĐCTD

Tại Chi nhánh, cán bộ QHKH soạn thảo HĐCTD. Lãnh đạo phòng khách hàng/ Phòng giao dịch kiểm soát nội dung HĐCTD, in dự thảo HĐCTD và chuyển cho cán bộ QHKH trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Sau khi ký HĐCTD xong chuyển cho khách hàng để khách hàng ký.

Bước 8: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng (nếu có)

Các cá nhân, bộ phận có liên quan thực hiện hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng tại Chi nhánh. Thực hiện theo hướng dẫn quy trình đảm bảo cấp tín dụng hiện hành.

Bước 9: Bàn giao và rà soát hồ sơ cấp tín dụng

Cán bộ QHKH chuyển hồ sơ cấp tín dụng và các tài liệu liên quan, cán bộ HTTD tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng từ cán bộ QHKH, rà soát điều kiện tín dụng.

Bước 10: Giải ngân theo HĐCTD đã ký kết

Giải ngân đối với khách hàng của phòng khách hàng: cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập GNN, cung cấp hồ sơ giải ngân, tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng. Lập thông báo tình trạng khách hàng, in thông báo tình trạng khách hàng. Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát và ký thông báo tình trạng khách hàng. Cán bộ QHKH chuyển thông báo tình trạng khách hàng và hồ sơ giải ngân cho phòng HTTD. Cán bộ HTTD rà soát hồ sơ giải ngân, lập phiếu rà soát hồ sơ giải ngân, in phiếu rà soát hồ sơ giải ngân. Lãnh đạo phòng HTTD rà soát hồ sơ giải ngân, kiểm soát hồ sơ và ký nháy GNN. Cán bộ HTTD trình lãnh đạo phòng bán lẻ hoặc ban giám đốc về tình trạng khách hàng và các hồ sơ giải ngân khác. Lãnh đạo phòng bán lẻ hoặc ban giám đốc kiểm soát hồ sơ và quyết định giải ngân, ký GNN. Cán bộ HTTD ghi số tài khoản giải ngân trên GNN, chuyển GNN, lệnh chi sang bộ phận kế toán giao dịch. Đóng dấu “đã cho vay”, ghi rõ số tiền giải ngân vào bản gốc chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn mà khách hàng đã xuất trình tại thời điểm giải ngân. Cán bộ QHKH chuyển trả cho khách hàng 01 bản GNN gốc và bản gốc chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Bộ phận kế toán giao dịch kiểm tra lệnh chi, GNN và hạch toán giải ngân.

Giải ngân đối với khách hàng của phòng giao dịch: cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập GNN, cung cấp hồ sơ giải ngân, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng. Cán bộ phòng QHKH lập thông báo trình trạng khách hàng, in và kỳ thông báo tình trạng khách hàng. Lãnh đạo phòng giao dịch kiểm soát và ký thông báo tình trạng khách hàng. Cán bộ QHKH chuyển thông báo tình trạng khách hàng và hồ sơ giải

ngân cho phòng HTTD. Trường hợp thuộc thẩm quyền phòng giao dịch, cán bộ QHKH rà soát hồ sơ giải ngân của khách hàng, ký nháy GNN, trình lãnh đạo phòng giao dịch và các hồ sơ giải ngân khác. Lãnh đạo phòng giao dịch kiểm soát hồ sơ và quyết định giải ngân, ký GNN. Cán bộ QHKH thông báo số tài khoản giải ngân trên GNN, chuyển GNN, lệnh chi cho bộ phận kế toán giao dịch, đóng dấu “ đã cho vay”, ghi rõ số tiền giải ngân vào bản gốc chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn mà khách hàng xuất trình, bàn giao hồ sơ giải ngân cho cán bộ HTTD lưu hồ sơ và kiểm soát sau, chuyển trả 01 bản GNN gốc đã ký và bản gốc chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn đã đóng dấu “ đã cho vay” cho khách hàng. Trường hợp vượt thẩm quyền phòng giao dịch, cán bộ HTTD trình ban giám đốc Chi nhánh, thông báo tình trạng khách hàng và hồ sơ giải ngân. Sau cùng là hạch toán giải ngân, bộ phận kế toán kiểm tra lệnh chi, GNN và hạch toán giải ngân.

Bước 11: Kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ

Kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng: cán bộ QHKH, lãnh đạo phòng khách hàng/ Phòng giao dịch, ban giám đốc Chi nhánh, bộ phận kế toán giao dịch, các cá nhân bộ phận khác có liên quan thực hiện quy trình kiểm tra giám sát sau tín dụng đối với mỗi khách hàng hiện hành. Cán bộ QHKH theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí, bộ phận kế toán hạch toán thu nợ.

Bước 12: Xử lý các phát sinh

Cán bộ QHKH, lãnh đạo phòng khách hàng/ Phòng giao dịch, ban giám đốc Chi nhánh, bộ phận kế toán giao dịch, các cá nhân bộ phận khách có liên quan xử lý phát sinh đến điều chính GHTD/khoản tín dụng. Xử lý phát sinh liên quan đến quản lý và xử lý nợ có vấn đề, xử lý các phát sinh liên quan đến TSBĐ.

Bước 13: Thanh lý HĐCTD

Cán bộ HTTD soạn thảo biên bản thanh lý HĐCTD, lãnh đạo phòng HTTD kiểm soát và ký nháy biên bản thanh lý HĐCTD, cán bộ QHKH chuyển biên bản thanh lý HĐCTD để khách hàng ký, bàn giao biên bản thanh lý HĐCTD khách hàng đã ký cho cán bộ HTTD.

Các cá nhân, bộ phận có liên quan thực hiện lưu hồ sơ tín dụng theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)