4.2. Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Vietinbank Ch
4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
tác thẩm định và cho vay KHCN
Để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động phát triển cho vay KHCN của Chi nhánh, chuẩn bị nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển mảng bán lẻ của Vietinbank, và thích ứng tốt với những thay đổi trong tương lai, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực cần được Chi nhánh quan tâm hàng đầu. Trong thời gian tới Chi nhánh cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tuyển dụng mới
Mô hình bán lẻ đòi hỏi nhiều hơn về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nhân lực không đủ sẽ khó tránh khỏi việc bố trí gượng ép vào những vị trí, chức danh chưa phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ. Bên cạnh đó, để thúc đẩy tăng trưởng cho vay KHCN rất cần nhân lực có kinh nghiệm về phát triển bán lẻ. Tốt nhất Chi nhánh nên tuyển những cán bộ ưu tú của những ngân hàng bán lẻ khác.
- Đào tạo cán bộ
Nhân lực hiện tại của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nên Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo đối với mọi cấp cán bộ, nhân viên. Trước khi tiến hành đào tạo, Chi nhánh cần tổ chức khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ
nhân viên để xác định mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu công việc ở từng vị trí, chức danh. Sau mỗi khóa đào tạo cần tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu để có kế hoạch đào tạo lại. Việc khảo sát thực trạng cần tiến hành định kỳ, tối thiểu 01 năm/lần để đảm bảo nhân lực của Chi nhánh luôn đáp ứng được yêu cầu công việc ứng với từng vị trí, chức danh.
Nội dung đào tạo cần chú trọng đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý đối với cán bộ cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, đào tạo kỹ năng làm việc và kỹ năng bán hàng cho cán bộ cấp thấp nhằm nâng cao năng lực và sự chuyên nghiệp. Bên cạnh đào tạo kỹ năng cần chú trọng đào tạo thực tế, cần tập trung vào xử lý các tình huống nghiệp vụ có thể gặp phải trong quá trình bán hàng, giải quyết khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tác nghiệp. Để công tác đào tào mang lại hiểu quả cao nên kết hợp nhiều hình thức đào tạo như: cử cán bộ luân phiên đi học tập tại trường đào tạo nghiệp vụ của Vietinbank hoặc mời chuyên gia về Chi nhánh đào tạo; tổ chức các buổi tọa đàm có sự tham gia của toàn thể cán bộ Chi nhánh để cùng thảo luận và tháo gỡ; tổ chức cho cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm từ các Chi nhánh trong hệ thống Vietinbank đã thành công trong phát triển cho vay KHCN; đào tạo ở nước ngoài đối với cán bộ chức danh, cán bộ nguồn, cán bộ đạt thành tích bán hàng xuất sắc; đào tạo trực tuyến với những chuyên đề nhỏ.
- Sắp xếp lại cán bộ: Chi nhánh cần sắp xếp lại nguồn nhân lực ở tất cả các phòng, ban, đảm bảo mỗi phòng, ban đều có nhân lực chủ chốt, đảm đương được yêu cầu công việc. Trong mỗi phòng cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, bộ phận nào cũng có cán bộ đầu mối để triển khai công việc, tiếp nhận báo cáo công việc của cấp dưới và báo cáo lại cấp trên. Bên cạnh đó, để mỗi cán bộ có thể phát huy tối đa năng lực, đem lại hiệu quả cao trong công việc và giảm thiểu các lỗi sai sót, Chi nhánh cần bố trí đúng người, đúng việc.
4.2.2. Mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, kênh phân phối; tăng cường khai thác hiệu quả mạng lưới giao dịch hiện tại.
Theo thói quen tiếp cận nguồn tài chính của người Việt Nam, công tác mở rộng mạng lưới là điều tiên quyết mà các NHTM chú trọng thực hiện nhằm tăng cường sự hiện diện tại nhiều địa bàn cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, các ngân hàng thương mại không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà con vấp phải sự cạnh tranh đến từ nhiều ngân hàng ngoại. Do đó, việc mở rộng mạng lưới vẫn luôn là yêu cầu cấp thiết để chiếm lĩnh thị phần giữa các NHTM. Ngoài việc mở rộng thị phần bằng cách mở rộng mạng lưới giao dịch, thành lập thêm phòng giao dịch mới, khai thác hết tiềm năng địa bàn hiện có, mở rộng phạm vi tiếp cận xung quanh Chi nhánh là biện pháp quan trọng cần chú ý để mở rộng thị phần phát triển cho vay khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó, ngoài kênh phân phối truyền thống qua hệ thống các điểm giao dịch , hiện nay ngân hàng còn có các kênh phân phối hiện đại hơn qua dịch vụ tài chính online như internet banking…, cho phép khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng vấn đề về pháp lý và mức độ rủi ro các sản phẩm cho vay qua kênh phân phối này, trên các kênh phân phối hiện đại chủ yếu tập trung vào tiện ích thanh toán, dịch vụ tài khoản khác. Mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, kênh phân phối để đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh, các điểm giao dịch, kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối điện tử kết hợp với phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng để đưa ra các quyết định về lựa chọn địa điểm, quy mô, số lượng, hình thức đặt các phòng giao dịch. Bên cạnh đó đối với các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả cần chuyển sang vị trí khác để có thể phát huy được vai trò của từng kênh phân phối, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Tăng cường kênh phân phối qua các đại lý, nghiên cứu phát triển hơn nữa kênh phân phối điện tử để tăng cường bảo mật thông tin khách hàng. Tăng cường tìm hiểu tiếp cận nhiều khách hàng và cung cấp cho họ nhiều dịch vụ tài chính phù hợp. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ đến tận tay khách hàng, tăng khả năng tiếp cận người dân trong việc sử dụng các sản phẩm một cách dễ dàng.
Tăng cường khai thác hiệu quả mạng lưới giao dịch hiện tại nhầm thu hút khách hàng quan tâm tới những sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng. Với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng, ngoài nhu cầu hiện tại, khách hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính cùng một lúc và có thể giới thiệu sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng cho mọi người xung quanh.