5. Bố cục của luận văn
4.4.4. Với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- VietinBank cần chú trọng đầu tư phát triển công nghệ: Hoàn thiện nâng cấp các chương trình, dịch vụ đang phát triển như SMS, IBMB, máy ATM, POS. Xây dựng, hoàn thiện các báo cáo hoặc chương trình hỗ trợ chiết xuất dữ liệu cho hoạt động bán lẻ, phòng giao dịch…
- VietinBank cần phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng theo vùng miền, kịp thời ban hành các sản phẩm Huy động vốn và tín dụng bán lẻ có sự khác biệt đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu phát triển dịch vụ thuê két, giữ hộ tài sản cho những khách hàng có thu nhập cao, cần bảo quản tài sản. - VietinBank cần hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực cho chi nhánh và cán bộ làm công tác bán lẻ. Cơ chế giao và đánh giá kế hoạch dựa trên nguồn lực và khả năng thực hiện của chi nhánh.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trường đào tạo cán bộ VietinBank thông qua việc tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các trường Đại học chuyên ngành Tài chính ngân hàng như Đại học Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương; các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng về ngân hàng...
- VietinBank tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ chi nhánh mở rộng phát triển mạng lưới, rút ngắn thời gian thẩm định đề án thành lập, hỗ trợ vốn tránh kéo dài làm mất cơ hội kinh doanh.
4.4.5. Với chính quyền địa phương
- Có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình.
- Trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế địa phương ngoài ưu tiên phát triển kinh tế công nghiệp cũng cần quan tâm hỗ trợ phát triển các làng nghề. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án không dùng tiền mặt của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu tất cả các đơn vị trả lương cho người lao động từ ngân sách nhà nước qua tài khoản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thông qua việc đánh giá tình hình phát triển dịch vụ NHBL tại VietinBank Cao Bằng kết hợp với xu thế phát triển dịch vụ NHBL của các ngân hàng khác và tính đến định hướng, mục tiêu của VietinBank trong thời gian tới, chương 4 đã đưa ra hệ thống giải pháp đẩy mạnh và phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Trên cơ sở đó, chương 4 còn đề cập đến các kiến nghị với UBND tỉnh, thành phố, với NHNN và NHCT Việt Nam nhằm tạo điều kiện tiền đề cho các giải pháp được thực hiện.
KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ NHBL là mảng hoạt động kinh doanh không thể thiếu của các NHTM. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM trong đó có VietinBank Cao Bằng đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển các dịch vụ nói chung và phát triển dịch vụ NHBL nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của KH được xem là điều tất yếu của nền kinh tế. Với những định hướng đúng đắn của Vietinbank Cao Bằng trong việc phát triển dịch vụ NHBL cung cấp cho khách hàng, Vietinbank Cao Bằng sẽ thu hút được lượng KH truyền thống, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ dụng cũng như góp phần thúc đẩy xã hội hóa thanh toán không dùng tiền mặt. Với sự nghiên cứu của tác giả, luận văn đạt được những kết quả sau:
Tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ NHBL của NHTM như: khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ NHBL, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank Cao Bằng, kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHBL của một số NHTM trên địa bàn từ đó rút ra được bài học cụ thể cho Vietinbank Cao Bằng trong việc phát triển dịch vụ NHBL.
Từ những cơ sở lý thuyết về phát triển dịch vụ NHBL của NHTM, tác giả đã phân tích thực trạng về phát triển dịch vụ NHBL tại Vietinbank Cao Bằng thông qua các chỉ tiêu đo lường cụ thể và sự tác động của các nhân tố đến phát triển dịch vụ NHBL, từ đó chỉ ra được những kết quả đạt được, những nguyên nhân và hạn chế để đề ra những giải pháp cụ thể và thiết thực trong phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh. Đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, NHNN và NHTMCP Công Thương VN để hoàn thiện cơ sở và môi trường pháp lý nói chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh tài chính.
Như vậy, với những gì mà tác giả nghiên cứu thực tế và tổng hợp được về phát triển dịch vụ NHBL, tác giả hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu quan trọng giúp Vietinbank Cao Bằng phát triển dịch vụ NHBL trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1 Lê Thị Huyền Diệu (2006), Công nghệ - sự hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
2 PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), “Xây dựng mô hình liên kết & hợp tác chiến lược của các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh & phát
triển khi gia nhập WTO”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.
3 PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn ( 2014), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản kinh tế, Thành phố HCM.
4 TS. Hà Nam Khánh Giao (2004), Marketing dịch vụ, NXB Thống kê.
5 TS. Lê Đình Hạc (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đề án tiến sỹ kinh tế.
6 Nguyễn Thị Hiền, “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư – một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 và 2020”, Vụ phát triển ngân hàng.
7 Lâm Thị Hồng Hoa (2006), “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Đề án tiến sỹ kinh tế.
8 TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
9 PGS.TS Phan Thị Thu Hà ( 2013), Giáo trình Ngân hàng Thương Mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10 Nguyễn Thị Mùi, Lê Xuân Nghĩa (2005), Dịch vụ ngân hàng Việt Nam: Cải cách trước khi quá muộn, Việt Nam Economics Times.
11 Nguyễn Thanh Phong (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. của ngân
hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề án
tiến sỹ kinh tế.
12 Đặng Mạnh Phổ (2008), Tìm hiểu về dịch vụ, Tài liệu hội thảo, Hà Nội: BIDV.
13 Ths. Lê Thị Tịnh ( 2017), Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại, Trường Đại học Hà Tĩnh – Khoa Quản trị kinh
vu-ngan-hang-ban-le-cua-ngan-hang-thuong-mai.html, ngày 26/9/2017.
14 NHNN (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát tiển dịch vụ bán lẻ của các
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
15 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Định hướng hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV Việt Nam đến năm 2020.
16 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Nghị quyết phê duyệt chiến lược phát triển của VietinBank đến 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
17 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018.
18 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cao Bằng, Báo cáo quyết toán các năm 2016, 2017, 2018.
19 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL các năm 2016, 2017, 2018
20 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Cao Bằng, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2018.
21 Tạp trí Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, Tạp chí kinh tế, Thời báo kinh tế, Tạp trí Đầu tư – Phát triển,.... nhiều kỳ.
TRANG WEB
http://caobang.gov.vn Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng http://www.vietinbank.vn Ngân hàng TMCP Công Thương VN http://www.vietcombank.vn Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN http://www.Techcombank.vn Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN http://www.gso.com.vn Tổng cục thống kê
http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam
http://www.saga.com.vn Phân tích tài chính ngân hàng http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam http://www.vcb.com.vn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam http://www.vnba.org.vn Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ http://www.worldbank.org.vn Ngân hàng thế Giới tại Việt Nam
PHỤ LỤC 1
Biểu 2.1: Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng
PKS/186/2019/01