Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững trang trại nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 32)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững trang trại nuô

Như vậy kinh tế thị trường là điều kiện tất yếu cho sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại NTTS. Vì vậy ảnh hưởng tác động của kinh tế thị trường đối với kinh tế trang trại rất mạnh mẽ trên tất cả mọi phương diện của thị trường. Kinh tế trang trại phát triển như thế nào rõ ràng phụ thuộc rất lớn vào kinh tế thị trường như là một điều kiện khách quan, quá trình nhận thức và vận dụng kinh tế thị trường của các chủ trang trại thủy sản như là một điều kiện chủ quan.

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững trang trại nuôi trồng thủy sản trồng thủy sản

1.1.4.1. Những yếu tố khách quan a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm thủy sản có đặc điểm khi tiêu thụ là sản phẩm tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm thủy sản mang tính mùa vụ và có đặc điểm là cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất thủy sản là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến thu hoạch. Do đó, dù giá thủy sản rất cao, các trang trại phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm. Khách hàng mua thủy sản cũng được phân chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau về thu nhập, về giá cả, yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, về yếu

tố văn hóa... Như vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản.

b. Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh (Yếu tố tự nhiên)

Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế trang trại thủy sản, vì đối tượng của kinh tế trang trại NTTS đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Các hiện tượng khắc nghiệt của khí hầu, thời tiết: Hạn hán, giông bão, lũ lụt xảy ra liên tiếp, đã phá hủy cơ sở hạ tầng của các trang trại, nhiều trang trại NTTS bị mất trắng. Môi trường suy thoái, sự mất cân bằng sinh thái dẫn đến dịch bệnh trên diện rộng, dẫn đến thiệt hại lớn đối với người sản xuất, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. dịch bệnh nó là hiểm họa cao nhất đối với người nuôi trồng thủy sản.

c. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm nông-ngư nghiệp từ nước ngoài

Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn, ngành thủy sản và chế biến sản phẩm thủy sản phát triển kém. Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Nước ta xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là thô, giá rẻ, nhưng nhập khẩu lại là sản phẩm tinh, giá cao nhưng lại hợp thị hiếu của một số người có thu nhập cao. Trong khi đó thì máy móc về chế biến của ta lại lạc hậu về công nghệ, thiếu về chủng loại.

1.1.4.2. Những yếu tố khách quan

a. Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại NTTS

Nông dân ta xưa nay vốn cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, luôn vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng cao. Điều này là điều kiện cho phát triển một đất nước mạnh mẽ về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó chủ trang trại không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các trang trại làm ăn bị thua lỗ, dẫn đến phá sản.

b. Quy mô diện tích trang trại NTTS

Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa đất đai phì, nhiều đầm, ao, hồ và sông suối, đặc biệt có đường bờ biển trải dài từ bắc tới nam với hơn 3200 km và nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng đa dạng các loài thủy sản. Tuy nhiên việc sử dụng diện tích mặt đất, mặt nước trong nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập như: Nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai người đó làm; diện tích mặt nước nhiều nhưng diện tích đảm bảo quy mô trang trại thấp, nên diện tích mặt đất, mặt nước mà các trang trại sử dụng chỉ chiếm trên 8% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Mặt khác điều kiện địa hình xây dựng các trang trại thủy sản khó khăn, cải tạo, xây dựng hạ tầng cần công sức và kinh phí nhiều, trong khi đó điều kiện năng lực hộ trang trại có hạn.

c. Lao động của trang trại

Lượng lao động dồi dào gần 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính cần cù chịu khó và tính cố kết cộng đồng của lao động trong các trang trại cao. Bên cạnh đó trình độ lao động trong các trang trại NTTS còn thấp, ít có tác phong công nghiệp, nên kỷ luật trong lao động kém làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả lao động; đặc biệt trong việc thực hiện CNH vào sản xuất. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác nhiều nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại nhiều vấn đề như chỗ ăn, ở, quản lý con người khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đầu vào ảnh hưởng lớn tới việc tăng giá thành sản phẩm của trang trại.

d. Đầu tư của trang trại

Đầu tư nguồn vốn cho kinh tế trang trại NTTS không như sản xuất công nghiệp, đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Hiện nay Đảng và Nhà nước đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó nước ta là một nước đang trong thời kỳ

quá độ, sau những năm cải cách đổi mới nền kinh tế còn khó khăn, chính vì vậy việc bảo hộ và bảo trợ cho nông nghiệp còn thấp, các chủ kinh tế trang trại chủ yếu là từ các hộ kinh tế gia đình thành lập tự phát với lượng vốn khởi điểm thấp. Vốn huy động từ nguồn vay của ngân hàng nông nghiệp thì ít, do không có tài sản thế chấp, hoặc có thì cũng không đủ để đáp ứng được lượng vốn cần thiết để phát triển với quy mô cao. Vốn đầu tư cho thủy sản tuy không đầu tư một lúc như trong công nghiệp, nhưng do đặc thù của sản phẩm thủy sản là phải có chu kỳ, vì đối tượng của sản xuất thủy sản là các sinh vật sống, đòi hỏi phải có thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định, chính điều này đầu tư vốn cho sản xuất thủy sản rất dài, hơn nữa trong thời gian như vậy sản phẩm thủy sản lại chịu sức ép rất lớn về thời tiết và khí hậu, dịch bệnh. Bởi vậy rủi do trong đầu tư sản xuất thủy sản là không nhỏ, dẫn đến việc huy động vốn rất khó khăn, đây cũng là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm.

e. Công nghiệp chế biến sản phẩm

Đây là một vấn đề rất có tác động đến phát triển kinh tế trang trại NTTS, điều mà Đảng và Nhà nước luôn cần quan tâm nhưng không phải là không vướng mắc. Sản phẩm sản xuất thủy sản mang tính thời vụ, thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệ chế biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao, vì đặc thù công nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản mang tính đơn nhất lớn, tức là một dây truyền thì chỉ chế biến một vài loại sản phẩm thủy sản. Chính điều này gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư, vì với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng chỉ sản xuất được trong một thời gian rất ngắn trong năm. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần chú ý tới các sản phẩm phụ khi chế biến sản phẩm thủy sản, để tránh sự đơn điệu trong chế biến, sản xuất kinh doanh, cũng như giảm chi phí, tăng thêm nguồn thu nhập, khai thác hết tiềm năng sẵn có của lĩnh vực mà nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra sản phẩm thủy sản phân bố địa bàn có địa hình phức tạp, giao thông và các cơ sở hạ tầng khó khăn, các vùng nguyên liệu xa

nhau, thu gom sản phẩm phức tạp, việc bảo quản và vận chuyển khó khăn dẫn đến giá thành cao gây ảnh hưởng lớn về cạnh tranh giá trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)