Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 62)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Ninh nằm trong hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả vùng Bắc Bộ. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 20040’ - 21040’ vĩ độ Bắc và 106026’ - 108031’ kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ và phía Nam giáp Thành phố Hải Phòng.

Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 186 xã, phường, thị trấn trong đó có 8 đơn vị cấp huyện (có 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn); 02 thị xã là Quảng Yên, Đông Triều; 4 thành phố là Móng Cái, Hạ Long, Cảm Phả và Uông Bí.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Quảng Ninh là tỉnh với hơn 80% đất đai là đồi núi được phân chia thành hai miền:

Vùng núi miền Đông: từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến thành phố Móng Cái. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên.

Vùng núi miền Tây: từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong được gọi là cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779). Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô.

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên do sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Quan Lạn - Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...).

3.1.1.3. Khí hậu

Nhiệt đô ̣: Khí hậu Quảng Ninh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới

gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 20-270C.

Lươ ̣ng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4mm và giá trị trung bình tháng cao nhất là tháng 7: 390,9mm, thấp nhất vào tháng 12 là 28,1mm (tại trạm Bãi Cháy). Số ngày mưa trung bình trong năm là 118 ngày. Số ngày mưa cực lớn (trên 300mm/ngày) có xu hướng tăng, nhất là khu vực Hải Hà, Móng Cái. Tại đây, trung bình mỗi năm xuất hiện một ngày mưa cực lớn vào các tháng mùa mưa.

Bão: Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng Quảng Ninh

thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 7,8,9. Các cơn bão này ngoài bị thiệt hại về người, tải sản ở vùng ven biển còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

3.1.1.4. Sông ngòi và chế độ thuỷ văn

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vuông góc với sông chính. Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

Thủ y triều: Thuỷ triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều

đều, phần lớn các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có một lần nước lên và một lần nước xuống. Số ngày còn lại có hai lần nước lên và xuống trong một ngày. Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5-4,5m vào kỳ nước cường.

Hình 3.2: Bả n đồ đẳng tri ̣ mưa và mối tương quan với đi ̣a hình Bảng 3.1. Bảng thống kê một số hồ đập lớn trong Tỉnh

STT Tên hồ, đập Địa điểm Lưu vực (km2)

Trữ Lượng (106m3)

01 Yên Lập Huyện Hoành Bồ 182,6 127,50

02 Tràng Vinh Thành phố Móng Cái 70,80 86,00 03 Cao Vân Thành phố Cẩm Phả 52,00 11,80 04 Bến Châu Huyện Đông Triều 24,00 8,00 05 Trúc Bài Sơn Huyện Hải Hà 18,20 15,00 06 Khe Chè Huyện Đông Triều 22,40 12,00

07 Cổ Lễ Huyện Đông Triều 12,00 12,00

08 Quất Đông Thành phố Móng Cái 11,00 10,00

09 Đồng Đò Huyện Đông Triều 10,40 2,30

10 Khe Chính Huyện Đông Triều 10,00 2,20 11 Trại Lốc 1 Huyện Đông Triều 8,12 4,70 12 Yên Dưỡng Huyện Đông Triều 6,00 1,21

13 Tân Yên Huyện Đông Triều 6,00 0,90

14 Khe Mai Huyện Vân Đồn 4,00 1,20

15 Khe Ươn 2 Huyện Đông Triều 4,00 1,40

16 Rộc Chày Huyện Đông Triều 4,00 0,90

17 Đầm Hà Động Huyện Đầm Hà 14,316

Bảng 3.2. Những đă ̣c điểm tự nhiên cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản

Cá c rủi ro Thá ng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bão* 0 0 0 0 0 5 19 12 11 2 1 0

Nhiệt độ TB 15.2 17.4 19.6 23.8 26.4 27.8 27.9 27.7 26.7 24.4 21.0 16.9

Txtb (nhiệt độ TB Max) 19.6 21.1 23.0 27.5 30.8 32.2 32.2 32.3 31.8 30.0 27.6 22.1

Tổng lượng mưa TB 30.4 37.8 69.4 76.1 246.4 396.0 544.9 380.0 157.6 106.2 84.3 33.6

Số cơn Dông TB 0.1 0.4 1.6 3.7 8.8 16.3 14.3 15.8 7.8 1.6 0.4 0.3

Tổng hợp Rủi

ro

Rủi ro

Có thể chấp nhận đế n giữa tháng

Rủ i ro nhất Rủ i ro nhất Có thể chấp nhận Rủi ro

(Nguồn: Số liệu được thu thập từ trạm đo Tiên Yên, Quảng Ninh - TT Khí tượng thủy văn Quốc gia) Số liê ̣u trung bình 9 năm (2001 - 2009)

* Số lượng cơn bão của các tháng trong 30 năm từ 1980 - 2010(tổng số 50 cơn bão) - TT Khí tượng thủy văn Quốc gia

Hình 3.3: Đồ thi ̣ thủy triều và phân chia tương đối các loa ̣i bãi triều

Từ số liê ̣u thủy triều cho thấy đỉnh triều cao nhất +2.49m vào ngày thứ 157 (tháng 6); chân triều xuống thấp nhất - 2.16m ngày thứ 348 (tháng 12);

Dưới triều Thấp triều Trung triều Cao triều Trên triều 45

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên và tài nguyên sinh vật

Biển Quảng Ninh là một hệ sinh thái đa dạng cao về cảnh quan và các hệ động thực vật phong phú. Có tới 400 loài cá, 500 loài động vật biển, 160 loài san hô, 140 loài rong biển,…

Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường rất thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và hải đặc sản xuất khẩu.

Tài nguyên đất

Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 L/s/km2 ở những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75 - 80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng nước chiếm 20 - 25% tổng lượng nước trong năm.

- Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.

Môi trường sinh thái

Vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy nên có nhiều hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gồm hệ sinh thái vùng cửa sông, hệ

sinh thái vùng bãi triều, vùng sinh thái rừng ngập mặn, vùng sinh thái rạn san hô... Vì vậy biển Quảng Ninh có mặt hầu hết các giống loài hải sản của vịnh Bắc Bộ. Là khu vực sinh sản và sinh trưởng khi còn nhỏ của nhóm cá nổi gần bờ như: cá Trích, cá Nục, cá Cơm... khi trưởng thành chúng kết đàn và rút ra khơi. Các loài cá tầng đáy thường xuyên cư trú và sinh sản vùng gần bờ như cá Song, cá Hồng, cá Tráp, cá Trai, Mối, Phèn, Lượng... và các loài giáp xác.

Các hệ sinh thái biển

Vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy nên có nhiều hệ sinh thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gồm hệ sinh thái vùng cửa sông, hệ sinh thái vùng bãi triều, vùng sinh thái rừng ngập mặn, vùng sinh thái rạn san hô...

+ Hệ sinh thái rạn San hô:

Hệ sinh thái San hô với độ phủ của rạn đạt từ 42,7  57,1%, thuộc vào loại cao của vịnh Bắc Bộ. Đến nay đã thống kê được khoảng 750 loài sinh vật biển tại vùng ven biển Quảng Ninh. Chúng bao gồm Thực vật ngập mặn 30 loài, Rong cỏ biển 69 loài, Thực vật phù du và Tảo độc hại 213 loài, động vật phù du 97 loài, động vật đáy 208 loài thuộc 128 giống, 63 họ, San hô 102 loài San hô cứng thuộc 13 họ và 37 giống, cá biển 133. Hệ sinh thái rạn San hô là nét đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh.

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Thực vật ngập mặn ở Quảng Ninh có vai trò to lớn như: Tham gia vào hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, điều hoà khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mòn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven biển... Đặc biệt, rừng ngập mặn góp phần làm sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước. Rừng ngập mặn giống như một ngân hàng gien giống của các giống

loài thuỷ sản, một nhà máy lọc chất thải, ngăn chặn những ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải ven bờ xả ra biển.

+ Hệ sinh thái vùng triều:

Là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng của tỉnh Quảng Ninh được phân bố hầu hết trên các vùng ven biển các huyện, thị, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Quảng Yên. Một trong những hệ sinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế cao như: Vùng bãi triều xã Minh Châu, Quan Lạn huyện Vân Đồn, xã Đại Bình huyện Đầm Hà.

* Nhận xét về Những ảnh hưởng của tự nhiên tác đô ̣ng đến phát triển thủ y sản

Thuận lợi

- Diện tích bãi triều rộng lớn, thoải, thổ nhưỡng cát pha bùn ta ̣o điều kiện rất thuận lơ ̣i cho viê ̣c sinh sản và phát triển các loài thủy sản đă ̣c biê ̣t là các loài thân đốt (sá sùng), nhuyễn thể (ngao, nghêu, sò huyết), giáp xác (tôm sú, tôm he, tôm chân trắng, tôm rảo), cá (cá song, cá vược, cá tráp, cá hồng..).

- Chế độ nhâ ̣t triều, thuần nhất và ổn đi ̣nh, biên độ thuỷ triều lớn (>4m) nên khả năng trao đổi nước giữa các khu vực nuôi trồng thuỷ sản và nguồn nước mặn từ biển vào tương đối dễ dàng, thuận tiện cho việc lấy nước vào ra các đầm nuôi. Đă ̣c biê ̣t là đối với nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, biên độ triều lớn nên có nhiều khoảng thời gian để lựa cho ̣n nguồn nước tốt; khi cần thay nước rất chủ động; thuâ ̣n lơ ̣i trong việc cấp tự chảy (do không cần phải đầu tư các thiết bi ̣ để cấp nước cưỡng bức bằng máy bơm); có thể tháo cạn đáy ao dễ dàng trong cuố i vụ để thu hoạch và diê ̣t mầm bê ̣nh. Hội tu ̣ các yếu tố trên là điều kiê ̣n đẩy nâng cao năng suất trong NTTS.

Khó khăn

Toàn bô ̣ tỉnh Quảng Ninh có lượng mưa lớn hơn rất nhiều có với các tỉnh trong khu vực; trong đó lươ ̣ng mưa lớn nhất thuô ̣c khu vực phía Đông gồ m 3 huyện (Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà). Mă ̣t khác, từ tháng 6 -tháng 8, trong tháng có đến 15 ngày có dông trong tổng số 18-20 ngày mưa, kết hơ ̣p

vớ i đă ̣c điểm hê ̣ thống sông ngòi ngắn, dốc nên nước ngọt thường dồn về nhanh, mạnh dễ phá vỡ ao đầm NTTS hoặc gây hiện tượng ngọt hoá đột ngột (ngọt hóa nhanh và mă ̣n hóa nhanh) vùng nước ven biển, làm “sốc” và có thể dẫn tới chết đối tượng nuôi, đặc biệt là các khu vực nuôi nhuyễn thể và tôm vù ng ven bờ. Như vâ ̣y yếu tố này gây đă ̣c biê ̣t rủi ro cho 3 huyê ̣n phía Đông trong NTTS.

Về mù a đông, dòng chảy ở các cửa sông thấp, nguồn nước ngo ̣t hiếm làm cho đô ̣ mă ̣n của vùng ven bờ rất cao (gần 30%o), mặt khác về mùa này khả năng trao đổi mù n bã hữu cơ, phù du của vùng ven bờ thấp. Đây là điều kiện rất bất lơ ̣i và làm rủi ro rất lớn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mô ̣t số loài nuôi như tôm, ngao...

Từ yếu tố khí hậu nhiê ̣t độ cho thấy việc bố trí mùa vụ tốt nhất cho đối tượng NTTS như sau:

Mù a vu ̣ vùng nuôi trong đê (đối tươ ̣ng chủ lực là Tôm) Vụ 1: Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 6

Vụ 2: Từ giữa tháng 9 đến tháng 12

* Tiề m năng vù ng nuôi bãi triều:

Nuôi bãi triều thông thường là các loa ̣i nhuyễn thể, do vậy phải cho ̣n những vùng được phơi bãi (để thu hoạch), đồng thời thời gian phơi bãi không vượt quá 6 giờ để tránh rủi ro. Tuy nhiên rủi ro thường xảy ra vào những ngày 9-12 hàng tháng (thời kỳ nước ròng - nước kém, biên đô ̣ triều chỉ ở khoảng - 0.3 đến +0.3m và không theo quy luật của những ngày nước lớn). Do vâ ̣y để tránh rủ i ro, đồng thời có khảng thời gian 4 giờ cho thu hoa ̣ch, vùng tốt nhất cho nuôi nhuyễn thể: từ -1.5 đến +0.3m.

* Tiề m năng vù ng trũng

Vù ng trũng đươ ̣c xác đi ̣nh là vùng trong đê (ven sông, ven đê) có cao trình dướ i đỉnh triều trung bình (ở đây lấy đỉnh triều trung bình +2m).

Dựa vào bề mă ̣t của địa hình và thủy triều kết hợp với điều tra thực đi ̣a có thể xác định được những vùng có khả năng chuyển đổi từ những vùng lúa có năng suất thấp hoặc đất sản xuất không hiệu quả sang NTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)