Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 97 - 98)

5. Kết cấu luận văn

4.4.1. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Thực tế hiện nay, việc giải quyết đầu ra cho các trang trại trên địa bàn là một vần đề cần thiết và cấp bách. Vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu bán dưới dạng thô, thường xuyên bị thương lái ép giá... Do đó, các giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh nên ưu tiên giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của trang trại.

Việc đưa vấn đề tiêu thụ lên hàng đầu, vì tiêu thụ tạo cho các chủ trang trại một động lực sản xuất, và là nền tảng cho sự phát triển trang trại bền vững về lâu dài.

Đối với tỉnh Quảng Ninh

- Phát triển thị trường, tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế trang trại NTTS:

+ Đối với thị trường trong nước; Hình thành các chợ đầu mối, chợ thủy sản và các kênh phân phối, hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung. Tăng cường quảng bá sản phẩm; hỗ trơ ̣ các đi ̣a phương và cộng đồng xây dựng thương hiệu thủy sản Quảng Ninh cho các sản phẩm đặc hữu (ngán, sá sùng, tu hài...), phát triển và giới thiệu các món ăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loài thủy sản bản địa.

+ Về thị trường xuất khẩu: Duy trì thị trường truyền thống, đặt biệt giữ vững thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực với Trung Quốc. Mở rộng thị trường EU, Nhật và các nước ASEAN.

- Cần đảm bảo yếu tố đầu vào qua ký kết hợp đồng, cung ứng một cách kịp thời với giá cả thỏa đáng, tránh tư thương xen vào ép giá nhằm tăng khả năng cạnh tranh của trang trại.

- Xúc tiến tìm kiếm và giới thiệu thị trường, giá cả sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước cho các trang trại, tránh tình trạng ép giá của tư thương ở địa phương.

- Tổ chức các trung tâm khu thương mại để thu mua sản phẩm thủy sản của trang trại.

Đối với các Chủ trang trại:

- Tổ chức sản xuất dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Ký kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm thủy sản của trang trại.

- Sản xuất kinh doanh của các trang trại gắn liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng cách ký kết hợp đồng hợp tác với các công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Với hình thức hợp tác này là cách chủ động cho cả trang trại và công ty chế biến - thương mại thủy sản, giảm bớt sự biến động giá, ổn định nguồn tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)