5. Kết cấu luận văn
4.5. Một số kiến nghị
* Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương
Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Chú trọng tới các vùng biển đảo, vùng ven biển. Nhà nước, địa phương cần có chính sách cụ thể cho phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản:
Có chính sách tín dụng: Cơ chế vay vốn với mức cao hơn từ 200 triệu- 5 tỷ đồng/trang trại tùy theo quy mô, loại hình; thời gian vay dài hơn từ 3-5 năm, đối trang trại nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung cần có chính
sách hỗ trợ lãi suất. Cần ưu tiên cho các trang trại trong việc tiếp cận với các nguồn vốn của các tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước. Đa dạng hoá nguồn thị trường cung cấp tín dụng cho các trang trại, nhất là trang trại ở khu vực biển đảo.
Nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, liên doanh, liên kết các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho các chủ trang trại.
Tỉnh và các địa phương kế hoạch và nguồn lực hàng năm tập huấn, nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh và kiến thức khoa học, kỹ thuật của chủ trang trại. Tổ chức đào tạo nghề phù hợp theo đúng nhu cầu cho lao động làm việc trong các trang trại, nhất là lao động kỹ thuật.
Tỉnh cần có chiến lược dài hạn về hình thành các trung tâm kinh tế, nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm thủy sản tại chỗ, nhằm đảm bảo tính ổn định cho đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm trang trại. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật tư, máy móc cho các trang trại, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản phát triển trên địa bàn tỉnh. Cần phân tích, đánh giá toàn diện các hộ gần đạt tiêu chí trang trại để có giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ để giúp các hộ này phát triển đạt chuẩn trang trại. Cần hỗ trợ về vốn, kỹ thuật từ chính quyền các cấp, các ngành liên quan đảm bảo tính bền vững cho các trang trại, tránh có sự tái mô hình “hộ” do không đạt tiêu chí về trang trại. Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền rộng rãi cho nông dân về xu thế phát triển sản xuất hàng hóa, tính ưu việt của kinh tế trang trại. Quan tâm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước ổn định, lâu dài; cấp giấy chứng nhận trang trại để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại thủy sản. Hoàn thiện quy hoạch vùng đất, vùng mặt nước; kiểm kê phân loại các loại đất làm cơ sở để bố trí sản xuất theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng, mặt nước manh mún.
Cần mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đang hoạt động phi kinh tế, những diện tích mặt đất, mặt nước, bãi bồi, ao đầm hoang, không hiệu quả sang phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản.
* Đối với các chủ trang trại
Các chủ trang trại nên nhận thức đúng đắn về cơ hội và thách thức mà các trang trại đang được hưởng và đối mặt để có biện pháp giải quyết cụ thể. Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, các chủ trang trại nên tìm tòi và học hỏi các quy trình sản xuất tiên tiến để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản hàng hóa của trang trại mình. Các trang trại trên cùng một địa bàn nên liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ để tránh và hạn chế những rủi ro gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại.
Bên cạnh việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất các chủ trang trại cần nêu cao trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường bằng việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, sử dụng chế phẩm sinh học,... trong sản xuất. Đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và mua bán vật tư với các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế trang trại NTTS ở tỉnh Quảng Ninh, là hướng đi theo định hướng phát triển ngành thủy sản của tỉnh “là ngành kinh tế mũi nhọn” con đường nâng cao thu nhập; ổn định đời sống của nhân dân và làm giầu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế trang trại NTTS tỉnh Quảng Ninh có một số kết luận sau:
1) Về mặt lý luận: Kinh tế trang trại NTTS là loại hình tổ chức sản xuất thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá với qui mô lớn.
- Phát triển kinh tế trang trại NTTS theo hướng bền vững nghĩa là mở rộng qui mô, với cơ cấu hợp lý, không ngừng nâng cao năng suất chất lượng và thực hiện hài hoà 3 mục tiêu: Kinh tế, Xã Hội và Môi trường.
- Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, kinh tế trang trại NTTS phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng bước đi vào sản xuất tập trung chuyên môn hóa với từng đối tượng nuôi.
- Ở Việt Nam kinh tế trang trại NTTS phát triển tự phát, quy mô sản xuất của mỗi trang trại còn nhỏ, còn dựa vào kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới chưa nhiều.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nói chung, trang trại NTTS nói riêng và tiêu chí xác định kinh tế trang trại đã được ban hành nhưng còn có chính sách chưa cụ thể, chưa đồng bộ; việc tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều bất cập.
2) Thực trạng phát triển kinh tế trang trại NTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Kinh tế trang trại bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với mô hình kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại NTTS của tỉnh đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhưng nhìn chung quy mô các trang trại còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; quy mô vốn đầu tư còn thấp cụ thể: Tuy số lượng trang trại tăng qua các năm, nhưng so với diện tích diện tích sử dụng ở các
trang trại còn rất thấp mới có 638,37 ha đạt 3,79% so với diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh (diện tích NTTS toàn tỉnh là 16.809 ha).
Các trang trại đa phần vẫn thiếu vốn sản xuất kinh doanh, hầu hết các trang trại chủ yếu là vốn tự có chiến 71,42%, vốn huy động tư nguồn vốn vay và các nguồn khác còn ít chiếm 28,58%. Vốn đầu tư cho các trang trại qua các năm có tăng song mức độ tăng vốn chưa đáp ứng được với nhu cầu về số lượng và quy mô phát triển của các trang trại NTTS.
Qua nghiên cứu, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý của các chủ trang trại còn kém. Đa số các chủ trang trại mới học hết phổ thông, hầu hết chưa có trình độ chuyên môn cụ thể; trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng tính bình quan chỉ chiếm 1,55%, trung cấp nghề 6,73%, sơ cấp nghề 15,6%. Làm việc trong trang trại chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 92,22%, do vậy đa số các trang trại vẫn sản xuất theo kinh nghiệm là chính. Việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng bền vững vào sản xuất, khả năng quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất chưa hiệu quả.
Hầu hết các sản phẩm thủy sản đều tiêu thụ ở dạng thô, dưới hình thức bảo quản đông lạnh chưa cho chế biến và được tiêu thụ thông qua tư thương. Các sản phẩm bán tại trang trại chưa có bao bì nhãn mác, chưa có thương hiệu và ít được kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ chế biến chưa phát triển đã làm giảm giá trị hàng hóa và hiệu quả sản xuất của các trang trại NTTS. Kiến thức của chủ trang trại về phát triển bền vững còn hạn chế. Đa số các chủ trang trại chưa biết hoặc chỉ nghe qua về các quy trình sản xuất an toàn và nuôi trồng thủy sản sạch.
Tính bền vững trong phát triển kinh tế trang trại được thể hiện qua việc phát triển kinh tế trang trại NTTS cả về chiều rộng và chiều sâu như: Số lượng trang trại, quy mô các trang trại; chất lượng sản phẩm của trang trại, thị trường tiêu thụ và bền vững về mặt xã hội, bền vững về môi trường. Qua nghiên cứu các trang trại trên địa bàn tỉnh đã bước đầu phát triển theo hướng bền vững; tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để kinh tế trang trại
NTTS phát triển hơn nữa như về mặt môi trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm thủy sản hàng hóa,…
3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại NTTS trên địa bàn tỉnh là: Thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ trương chính sách của Trung ương và địa phương như chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khoa học công nghệ; cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng vùng NTTS; khí hậu thời tiết, dịch bệnh trong sản xuất; trình độ quản lý, chuyên môn của chủ trang trại và lao động làm việc trong trang trại; các trang thiết bị cơ sở vật chất của trang trại; công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản, các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại NTTS tỉnh Quảng Ninh. Nếu có thể thúc đẩy sự tác động của các yếu tố này sẽ làm cho kinh tế trang trại NTTS ở Quảng Ninh phát triển bền vững trong thời gian tới.
Với việc phân tích làm rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà các trang trại đang phải đối mặt và đưa ra các giải pháp để khắc phục những điểm yếu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế trang trại NTTS và nâng cao điểm mạnh và cơ hội để từ đó có thể phát triển kinh tế trang trại bền vững trong thời gian tới.
4) Qua nghiên cứu, phân tích luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế trang trại NTTS là: Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về vốn sản xuất kinh doanh; giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại; giải pháp về quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng; giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trong trang trại NTTS; giải pháp về mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản; giải pháp về đất đai; mở rộng và tăng cường các hình thức hợp tác; giải pháp về bảo vệ môi trường, nguồn lợi, phòng chống dịch bệnh thủy sản; giải pháp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại NTTS. Để kinh tế trang trại NTTS phát triển bền vững chúng ta cần thực hiện đồng bộ và nhất quán các giải pháp trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành trung ương khóa X (2008), Nghị quyết TW 7 số 26/TW. 2. Báo cáo Quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc tháng 5 năm
2012 về Phát triển bền vững (RIO+20).
3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT
ngày 13/4/2011 quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
4. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh (2015), Kết quả triển
khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 2010-2014.
5. Chính phủ (2000), Nghị Quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2002 về kinh tế
trang trại.
6. Chính phủ (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 về chính
sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
8. Chính phủ (2014), Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.
9. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2013), Niên giám thống kê tỉnh Quảng
Ninh -2013, Nhà xuất bản Thống kê.
10. Đề án tổng thể phát triển phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
11. Trần Hai (2000), “Một số nhận thức về kinh tế trang trại Việt Nam”, Tư liệu về kinh tế trang trại, trang 171 - 173, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam.
NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
13. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê năm 2013, Nhà xuất bản
14. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2014), Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 06/5/2014 về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
15. Lê Trọng (2000), Phát triển kinh tế và quản lý trang trại nền kinh tế trang trại, NXB Hà Nội.
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trạng tỉnh Quảng Ninh năm 2011-2013
17. UBND tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 về hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2015
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016.
PHỤ LỤC
PHIẾU TRA TRANG TRẠI THỦY SẢN
Huyện:... Năm điều tra... Người điều tra:...
A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ TRANG TRẠI
1. Họ và tên chủ trang trại:……. ...Tuổi:………... Dân tộc...Giới tính……...Đảng viên…...
2. Thành phần: Nông dân; CBCNV; Hưu trí; khác 3. Nghề nghiệp: Nông nghiệp; Ngư nghiệp ;
Công nghiệp; Dịch vụ; khác 4. Trình độ văn hóa:
PTTH; THCS; Tiểu học 5. Trình độ chuyên môn:
Chưa qua đào tạo; Sơ cấp; Trung cấp; Đại học
6. Địa chỉ trang trại: Thôn...xã...huyện... ĐThoại………....Fax………...Email...
7. Loại hình trang trại: Nuôi cá nước ngọt Nuôi các nước mặn, lợ Nuôi tôm công nghiệp Nuôi tôm Quảng canh
Nuôi nhuyễn thể Nuôi thủy sản tổng hợp 8. Năm thành lập:...
9. Sản xuất kinh doanh những loại thủy sản, dịch vụ gì? (ghi loại chính )
B. CÁC YẾU TỐ THỂ HIỆN NĂNG LỰC CỦA TRANG TRẠI I. Nhân khẩu và lao động (người)
1. Tổng nhân khẩu…………..... Trong đó: Nam………….Nữ……… 2. Tổng lao động………. Trong đó: Nam…………. Nữ………...
3. LĐộng gia đình:…...;LĐộng thuê ngoài…….. (T xuyên…...Thuê thời vụ...) 4. Tiền thuê công lao động:………..đồng/tháng
II. Đất đai (ha)
Tổng diện tích đất trang trại:...m2
1. Đất Nông nghiệp:...m2
2. Đất Lâm nghiệp...m2
3. Đất nuôi trồng thủy sản...m2
4. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
- Diện tích mặt nước đã vào sử dụng…...m2 - Diện tích mặt nước chưa sử dụng...m2
5. Diện tích đất bãi bồi nuôi thủy sản...m2
6. Đất thổ cư:...m2
7. Đất khác:...m2
Đất đượcgiao quyền sử dụng lâu dài...m2
Đất thuê mướn:...m2;
Đất đấu thầu...m2; Đất nhận chuyển nhượng...m2
III. Vốn đầu tư kinh doanh: (Triệu đồng)
1. Vốn của chủ trang trại………...2. Vốn vay………... 3. Vốn cố định …………... 4. Vốn lưu động………...
C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI I. Chi phí vật chất trong năm:..., Trong đó:
Đơn vị tính: 1000đồng STT Khoản mục chi phí Loại thủy sản Cá nước ngọt Cá nước mặn Tôm công nghiệp Tôm quảng canh Nhuyễn thể Thủy sản khác 1 Giống 2 Thức ăn 3 Công cụ lao động 4 Phòng trừ dịch bệnh 5 Khấu hao tài sản 6 Công lao động