Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 69)

5. Kết cấu luận văn

3.1.4. Đặc điểm về kinh tế

3.1.4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2013 kinh tế Quảng Ninh tăng trưởng 7,5% tăng gấp 1,38 lần so với mức tăng trưởng kinh tế cả nước. Trong đó, ngành nông, lâm và thủy sản tăng trưởng 4,82%. Bình quân giai đoạn 2010-2013 kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 3,64%/năm.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng thủy sản và giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp.

3.1.4.2. Đánh giá đầu tư cho thủy sản

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư lĩnh vực thủy sản của tỉnh Quảng Ninh rất cao, năm 2013 chỉ số ICOR ở mức 3,15 (tương ứng để tăng thêm một đơn vị GDP thủy sản tỉnh Quảng Ninh chỉ phải bỏ ra 3,15 đơn vị đầu tư) chỉ bằng 0,4 lần so với hệ số ICOR toàn tỉnh và bằng 0,72 lần so với ICOR ngành nông nghiệp. Như vậy đầu tư cho thủy sản mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác, điều này thể hiện rõ đây là ngành không phụ thuộc nhiều vào đầu tư của nhà nước mà chủ yếu dựa đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế vì vậy hiệu quả có cao hơn so với các ngành kinh tế.

3.1.4.3. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của ngành thủy sản

Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh cho thấy, năm 2013 toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên trên 610,23 nghìn ha, bình quân tăng trưởng 0,04%/năm (2010-2013), chủ yếu tăng do mở rộng diện tích lấn biển của một số địa phương trong tỉnh. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 8,14%, đất lâm nghiệp chiếm 64,3%, đất thủy sản chiếm 3,41% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Bảng 3.6. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2013

Đvt: Nghìn Ha

TT Hạng mục 2010 2012 2013 TĐTBQ

Tổng diện tích đất toàn tỉnh 610,2 610,2 610,2 0,04% 1 Đất sản xuất nông nghiệp 51,2 50,3 49,7 -1,04%

2 Đất lâm nghiệp 387,3 390,3 392,3 3,49%

3 Đất thủy sản 20,8 20,8 20,8 0,16%

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013

Về qui mô sử dụng đất trong ngành thủy sản cho thấy vẫn chủ yếu tập trung ở loại hình hộ có từ 0,2 đến dưới 0,5 ha chiếm 75,3%; còn lại chủ yếu là từ qui mô trên 1 ha trở lên, hộ có từ 10ha trở lên chỉ chiếm 1,02%. Điều này cho thấy, sản xuất thủy sản của tỉnh vẫn còn rất phân tán, và nhỏ lẻ chưa thể phát triển sản xuất hàng hóa lớn được.

Về hiệu quả sử dụng đất, mặc dù đất thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 3,44% tổng diện tích đất toàn tỉnh và tạo ra khoảng 1.309 tỷ đồng chiếm đến 2,42% tổng GDP toàn tỉnh, trong khi đó đất nông, lâm nghiệp chiếm 72,2% tổng diện tích đất toàn tỉnh nhưng chỉ tạo ra khoảng 1.498 tỷ đồng chiếm có 2,77% tổng GDP toàn tỉnh. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đất thủy sản cao hơn nông, lâm nghiệp rất nhiều, đây là cơ sở để tỉnh có các cơ chế chính sách chuyển đổi và sử dụng đất hiệu quả trên cùng một diện tích đất canh tác.

Bảng 3.7. Qui mô sử dụng đất nông nghiệp, thủy sản tỉnh Quảng Ninh năm 2013

Đvt: %

TT Qui mô sử dụng đất Phân theo lĩnh vực

Thủy sản Lâm nghiệp Nông nghiệp

1 Hộ dưới 2,1 ha 90,76 46,36 99,7 2 Hộ từ 2,1 đến dưới 3 ha 4,86 14,91 0,17 3 Hộ từ 3 đến dưới 5 ha 2,00 14,41 0,09 4 Hộ từ 5 đến dưới 10 ha 1,36 16,19 0,03 5 Hộ từ 10 ha trở lên 1,02 8,13 0,01 6 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013 3.1.4.4. Đánh giá tác động của phát triển kinh tế đến ngành thủy sản

* Các tác động tích cực

- Sự ra tăng dân số, lao động đã kéo theo mức tăng tiêu thụ các mặt hàng thủy sản khoảng 42,74 tấn, chiếm 49,86% tổng lượng cung sản lượng thủy sản toàn tỉnh, bình quân tăng gần 4%/năm trong suốt giai đoạn 2010- 2013, và dự báo xu hướng này còn tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2020.

- Quảng Ninh là điểm thăm quan, nghỉ dưỡng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế, Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013 lượng khách đến Quảng Ninh đạt 7,6 triệu lượt người với số ngày lưu trú gần 6.000 ngày. Trong đó, khách quốc tế 2,8 triệu người, còn lại là khách nội địa 4,8 triệu người. Bình quân 2010-2013 lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng 9,61%/năm (khách quốc tế tăng 2,75%/năm, khách nội địa tăng 15,37%/năm). Tổng lượng tiêu thụ thủy sản cho khách du lịch toàn tỉnh khoảng 1.070 tấn, chiếm 1,25% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, và theo dự báo nhu cầu khách du lịch còn tiếp tục tăng mạnh từ nay đến năm 2020, đây là điều kiện rất tốt để ngành thủy sản của tỉnh phát triển trong thời gian tới.

* Các tác động không tích cực

- Tác động của quá trình đô thị hóa (ĐTH): Đã làm suy giảm nghiêm trọng hệ thống rừng ngập mặn (RNM) ven biển tỉnh Quảng Ninh. Theo thống kê, năm 1983 Quảng Ninh có 40 nghìn ha rừng ngập mặn, đến năm l997 còn 24 nghìn ha, năm 2006 còn 21,8 nghìn ha, và đến nay còn gần 20 nghìn ha.

Và theo tính toán mỗi ha RNM, qua so sánh chi phí cho một trạm xử lý nước thải tiêu chuẩn có giá trị lợi ích tương đương 5.820 USD và cứ mỗi ha rừng ngập mặn mất đi thì sản lượng cá giảm 180 kg/năm. Ngoài ra, nó còn làm mất đi cái nôi che chở cho ấu trùng cua biển sinh trưởng và phát triển.

- Tác động của quá trình CNH-HĐH: Mỗi năm tỉnh Quảng Ninh khai thác khoảng gần 30 triệu tấn/năm. Ngành công nghiệp khai thác than tỉnh Quảng Ninh hàng năm thải ra môi trường khoảng từ 240-300 m3 đất đá và từ 30-90 triệu m2 nước thải mang theo bùn đất và than cám xả thải vào hệ thống các sông, suối và đổ trực tiếp ra biển gây tích tụ, bồi lắng, rửa trôi đất đá, làm ảnh hưởng đến các khu NTTS tại các cửa sông, ven biển trong tỉnh, làm suy nguồn lợi thuỷ sinh vật trong đó có nguồn lợi thuỷ sản.

Những chất thải nói trên từ khai thác than và các khu công nghiệp và đô thị đổ trực tiếp ra biển gây ô nhiễm chủ yếu cho vùng nước mặt biển ven bờ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới động thực vật và thủy sinh biển và ven bờ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven bờ biển.

- Tác động của ngành dịch vụ (du lịch) đến ngành thủy sản: Hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển trong đó có nguồn lợi thuỷ sản. Đó là chất thải từ khách du lịch ra môi trường biển và ven biển. Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện thuỷ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện, điều này sẽ có tác động lớn đến nguồn lợi thủy sản gần bờ cũng như các khu NTTS ven biển và trên biển của tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)