Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 86)

5. Kết cấu luận văn

3.2.6. Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số

Phân theo loại hình trang trại NTTS

Cá nước ngọt Cá nước mặn Tôm công nghiệp Tôm quảng canh Nhuyễn thể Số lượng trang trại TT 141 7 17 49 26 42 Tổng giá trị sản lượng Triệu đồng 272.539,1 5.934 26.346,5 110.994 38.325 90.939,6 Tổng giá trị hàng hóa Triệu đồng 252.643,7 5.097,3 23.369,3 105.999,3 35.948,8 87.483,9 Tỷ suất hàng hóa % 92,7 85,9 88,7 95,5 93,8 96,2 Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân Triệu/ TT 1.791 728 1.374 2.163 1.382 2.082

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ trang trại

3.2.6. Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh Quảng Ninh

3.2.6.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Về tổng giá trị sản xuất: Loại hình trang trại nuôi tôm công nghiệp có tổng giá trị cao nhất đạt 110.994 triệu đồng (chiếm 40,72%), giá trị bình quân đạt 2.265 triệu đồng/trang trại/năm gấp 2,67 lần trang trại nuôi cá nước ngọt. Thấp nhất là trang trại nuôi cá nước ngọt đạt giá trị sản lượng là 5.934 triệu đồng (chiếm 2,17%), giá trị sản lượng bình quân đạt 847,7 triệu/trang trại/năm. Trang trại nuôi nhuyễn thể đạt tổng giá trị 90.939,6 triệu đồng (chiếm 33,36%), đứng thứ 2 về giá trị sản lượng sau nuôi tôm công nghiệp,

đây là mô hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế, chi phí nguyên vật liệu ít, thức ăn chủ yếu các loài nhuyễn thể sử dụng từ nguồn thức ăn tự nhiên trong nước biển, nên hầu hết không phải chi phí thức ăn, nên nếu nuôi thành công mô hình này thì cho thu nhập rất cao (được thể hiện qua bảng 3.20).

Bảng 3.20. Hiệu quả của các loại hình trang trại NTTS tỉnh Quảng Ninh năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Phân theo loại hình trang trại NTTS Tổng số TT Tổng giá trị sản lượng Tổng chi phí Chi phí BQ/TT Tổng lợi nhuận Lợi nhuận BQ/ TT Cá nước ngọt 7 5.934 4.391 627,28 1.543 220,43 Cá nước mặn 17 26.346,5 17.106,5 1006,26 9.240 543,53 Tôm C.Nghiệp 49 110.994 76.182 1554,73 34.812 710,45 Tôm Q.Canh 26 38.325 28.922 1112,38 9.403 361,65 Nhuyễn thể 42 90.939,6 55.476,6 1320,87 35.463 844,35 Tổng cộng 141 272.539,1 182.078,1 1124,30 90.461 536,08

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ trang trại

Về tổng chi phí sản xuất trong các trang trại: loại hình trang trại nuôi tôm công nghiệp vốn đầu tư cao nhất là 1.554,73 triệu đồng/trang trại/năm, tiếp đến là trang trại nuôi nhuyễn thể với mức đầu tư bình quân 1.320,87 triệu đồng/trang trại; trang trại cá nước mặn có mức đầu tư bình quân là 1006,26 triệu. Trang trại có mức đầu tư bình quân thấp nhất là trang trại nuôi cá nước ngọt với 627,28 triệu đồng/trang trại. Nhìn chung qua số liệu thống kê được, có thể thấy sự tích luỹ, sự đầu tư ở tất cả các loại hình trang trại thủy sản vẫn ở mức chưa cao; giá trị sản phẩm tạo ra trên đơn vị diện tích còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh. So với mức bình quân chung của cả nước thì tổng thu của các trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng ở mức tương đối khá.

Về Lợi nhuận của các trang: Trang trại có lợi nhuận bình quân cao nhất là trang trại nuôi nhuyễn thể đạt 844,35 triệu đồng/trang trại/năm, gấp 3,83 lần lợi nhuận của trang trại nuôi cá nước ngọt; gấp 2,33 lần so với nuôi tôm quảng canh; sau đó đến trang trại nuôi tôm công nghiệp đạt mức 710,45 triệu đồng/trang trại/năm. Trang trại đạt mức lợi nhuận thấp là trang trại nuôi cá nước ngọt đạt 220,43 triệu/TT; trang trại nuôi tôm quảng canh đạt 361,65 triệu đồng/trang trại.

3.2.6.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Kinh tế trang trại thủy sản không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nét nhất là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông -lâm-ngư nghiệp.

Các chủ trang trại thủy sản đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất lĩnh vực thủy sản, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biến những diện tích bãi bồi, ao đầm trống, hoang hóa vào sản xuất thủy sản tạo ra giá trị sản lượng lớn có thu nhập cao. Các chủ trang trại đã đầu tư vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định từ 3-5 triệu đồng/lao động/tháng; tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nông dân trên địa bàn, góp phần giảm nghèo, làm giầu vùng biển đảo và vùng ven biển, đây là những vùng người dân đời sống còn nhiều khó khăn.

Kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và triển loại hình kinh tế hợp tác dưới nhiều hình thức, giữa các trang trại và các thành viên kinh tế khác như: HTX ngư nghiệp, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các nhà máy chế biến thủy sản, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng giống, vật tư, thuốc phòng dịch bệnh, công nghiệp nông thôn phát triển.

Kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản như là một điểm sáng, là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi dần tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng với điểm nhấn là mô hình trang trại thì tổng thu nhập bình quân trên hộ/1năm ngày tăng lên.

3.2.6.3. Hiệu quả về về môi trường nông thôn

Ngoài ra việc phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản còn có vai trò giữ gìn và bảo vệ môi trường như: Các trang trại nuôi trồng thủy sản ngoài lợi ích kinh tế còn giúp cho việc bảo tồn đa dang sinh học biển, làm phong phú các sinh vật biển quý như: Tu hài, Hải sâm, Cầu gai, sá sùng...; trang trại nuôi nhuyễn thể có tác dụng tích cực bảo vệ môi trường môi trường nước biển như Tu hài là động vật biển hoạt động như một máy lọc sinh học làm trong môi trường nước biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)