Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại nuôi trồng thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 82)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại nuôi trồng thủy

điều tra

* Tình hình sản xuất kinh doanh

Giá trị sản xuất của trang trại phụ thuộc vào sản xuất thủy sản (bao gồm nuôi cá, tôm và nhuyễn thể) và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất thủy sản trong các trang trại. Giá trị sản xuất của các trang trại năm 2014 được thể hiện qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả sản xuất của các loại hình trang trại NTTS tỉnh Quảng Ninh năm 2014

TT Đối tượng nuôi Số TT Sản lượng (tấn) Tổng giá trị sản lượng Giá trị sản lượng BQ triệu/TT Số lượng (triệu đ) Tỷ lệ (%)

1 Cá rô phi đơn tính 7 169,54 5.934,0 2,17 847,71

2 Cá vược 12 156,7 18.804,0 6,89 1.567,0

3 Cá song 5 43,10 7.542,5 2,76 1.508,5

4 Tôm chân trắng 49 924,9 110.994,0 40,72 2.265,18 5 Tôm sú Q.Canh 26 153,3 38.325,0 14,06 1.474,03 6 Nuôi hầu, Tu hài 27 3.157,70 64.020,0 23,49 2.377,77 7 Nuôi ngao 15 83,42 26.919,6 9,91 1.794,64

Tổng cộng 141 4.688,66 272.539,1 100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ trang trại

Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra (bảng 3.17), loại hình trang trại nuôi nhuyễn thể có doanh số bình quân trên trang trại đạt cao nhất (gấp 2,8 lần so với loại hình trang trại nuôi các nước ngọt, gấp 1,6 lần so với loại hình trang trại nuôi tôm quảng canh), tiếp đến là loại hình nuôi tôm công nghiệp có giá trị sản xuất bình quân đạt 2265,18 triệu đồng/trang trại. Sở dĩ hai loại hình đạt được kết quả cao nhất đó chính việc đầu tư quy trình kỹ thuật nuôi cao, đặc biệt là thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích, đồng thời có giá trị cao trên đơn vị sản phẩm.

Trang trại nuôi cá nước ngọt chủ yếu nuôi cá rô phi đơn tính có sản lượng 169,54 tấn và tổng giá trị sản xuất là 5.934 triệu đồng chiếm 2,17% tổng giá trị sản xuất của trang trại; giá trị sản xuất bình quân là 847,7 triệu đồng.

Trang nuôi cá nước mặn, lợ tập trung vào 2 đối tượng nuôi chính là nuôi cá vược và cá song với sản lượng 43,1 tấn và có giá trị sản lượng cao trong các loại hình trang trại thủy sản, tổng giá trị sản xuất là 7.542,5 triệu đồng, chiếm 2,76% tổng giá trị sản xuất của trang trại; giá trị sản xuất bình quân là 1.508,5 triệu đồng/trang trại.

Trang trại nuôi tôm theo hình thức công nghiệp (nuôi tôm thẻ chân trắng), đây là loại hình nuôi thủy sản phổ biến ở Quảng Ninh với số lượng trang trại nhiều nhất và giá trị sản lượng cao nhất đạt 110.994 triệu đồng, chiếm 40,72% giá trị sản lượng của trang trại thủy sản.

Trang trại nuôi nhuyễn thể đã được hình thành và phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2014, các hộ nuôi nhỏ lẻ đã mở rộng quy mô diện tích mặt nước và đầu tư vốn để hình thành trang trại, loại hình này tập trung sản xuất hầu hết ở huyện Vân Đồn. Hầu hết trong trang trại nuôi nhuyễn thể thường thường nuôi 2-3 đối tượng nuôi như nuôi hầu với Tu hài và gắn với nuôi 1 số loài thủy sản khác. Đây là mô hình cho doanh thu cao, năm 2014 có 42 hộ nuôi nhuyễn thể; trong đó có 27 hộ nuôi tu hài và hầu đạt sản lượng 3.157,7 tấn với tổng doanh thu 64.020 triệu đồng, bình quân trang trại đạt 2.377,77 triệu đồng/trang trại. Trang trại nuôi ngao cũng có doanh thu cao đạt 1.794,64 triệu đồng/trang trại.

* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại NTTS

Sản phẩm thủy sản chủ yếu là tiêu thụ qua khâu trung gian, thường các chủ trang trại có mối quan hệ làm ăn với thương lái địa phương và những người buôn đường dài nên khi tới vụ thu hoạch họ đứng ra thu mua với giá được thoả thuận.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới trên 90% sản phẩm của các trang trại là chưa qua chế biến, chủ yếu bảo quản đông, lạnh để đảm bảo giữ sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ; tỷ trọng sản phẩm đã qua sơ chế

và tinh chế rất thấp, điều này dẫn đến, đối với sản phẩm thủy sản là hàng tươi sống nếu bảo quản không tốt chất lượng sản phẩm kém, giá tiêu thụ sẽ thấp, nếu sản xuất với số lượng ít thì có thể tiêu thụ trực tiếp tại địa phương, nhưng khi sản xuất nhiều với số lượng lớn, cần phải có các thị trường khác như thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu không có chế, bảo quản tốt thì sẽ không đảm bảo tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Điều này càng được thể hiện rõ trong việc bán sản phẩm chủ yếu qua kênh gián tiếp, sản phẩm được các chủ trang trại bán cho những người thu gom ở trong tỉnh (chiếm 60%) và các tỉnh khác (chiếm 18%). Sản phẩm có thể đem bán được ra thị trường nước ngoài (thị trường Trung Quốc) nhiều nhất chính là sản phẩm tôm chiếm 55%. sản phẩm đem bán ra các tỉnh lân cận như: Tôm, cá biển, nhuyễn thể (Tu hài, Ngao, Hầu) bán cho thương lái ở các tỉnh Hải Dương, TP Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang... Sản phẩm của trang trại nuôi cá nước ngọt chủ yếu bán ở thị trường trong tỉnh (thể hiện qua bảng 3.18).

Bảng 3.18. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong các trang trại

nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh năm 2014

Đvt: %

Chỉ tiêu

Mức độ chế biến Phương thức Thị trường tiêu thụ

Bảo quản Sơ chế Tinh Trực tiếp Gián tiếp Trong tỉnh Ngoài tỉnh Xuất khẩu Cá nước ngọt 99 1 0 76 24 100 0 0 Cá nước mặn 95 5 0 56 44 85 15 0 Tôm C. nghiệp 92 8 0 25 75 20 25 55 Tôm Q.canh 92 8 0 25 75 20 25 55 Nhuyễn thể 98 2 0 32 68 75 25 0 Bình quân 95,2 4,8 0 42,8 57,2 60 18 22

* Yếu tố rủi ro đối với trang trại

Một đặc điểm hết sức quan trọng của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thủy sản chịu nhiều rủi ro. Có cả rủi ro về mặt tự nhiên, mặt xã hội, kinh tế. Trên thực tế có nhiều nhân tố gây tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại nuôi trồng thủy sản, đó là: Tình hình thời tiết, khí hậu, mưa và bảo lũ có thể gây thiết hại lớn cho sản xuất đặc biệt đối với nuôi tôm và nuôi nhuyễn thể, có những trang trại có thể sẽ bị mất trắng nếu gặp phải thời tiết khắc nghiệt. Các yếu tố về giống, thức ăn là các chi phí đầu vào ảnh hưởng đến năng suất và giá thành sản phẩm. Yếu tố về trình độ, chất lượng lao động, kiến thức kỹ thuật quản lý của chủ trang trại ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh; yếu tố về môi trường, bệnh dịch, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)