Về các chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 87)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Về các chính sách

- Chính sách về đất đai: Hiện nay Nhà nước có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao mặt nước, dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại NTTS một cách vững chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói chung, thủy sản nói riêng trước đây quá nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa, ao đầm sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vốn và lao động.

- Chính sách về tín dụng: Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông

nghiệp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là điều tiên quyết lại từ phía ngân hàng. Chính điều này gây không ít khó khăn khi các nhà đầu tư vào kinh tế trang trại NTTS nhưng thiếu tài sản thế chấp. Đây là vấn đề cần tháo gỡ.

- Các chính sách khác như: Chính sách thuế; bảo hộ sản phẩm thủy sản; xuất nhập khẩu hàng thủy sản; chính sách ưu tiên cán bộ thủy sản làm việc ở biển đảo nhằm phục vụ kỹ thuật cho các nhà đầu tư kinh tế trang trại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)