5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại NTT Sở Việt Nam
1.2.1.1. Quá trình hình thành kinh tế trang trại NTTS
Các trang trại nuôi trồng thủy sản ở nước ta được hình thành từ các hướng chủ yếu sau đây:
- Các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc các hộ tại địa phương được giao mặt đất, mặt nước ao hồ, bãi biển, bãi bồi để nuôi trồng thủy sản với quy mô đủ lớn lập trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
- Các hộ nông dân lập trang trại NTTS trên cơ sở tập trung mặt đất, bãi bồi, ao hồ, mặt nước thông qua nhận chuyển nhượng và chuyển đổi ruộng đất cho nhau, chuyển ruộng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản để có quy mô diện tích đủ lớn và tập trung.
- Một số hộ nông dân thuê đất của hợp tác xã hay chính quyền dưới hình thức nhận đấu thầu diện tích ruộng đất, bãi bồi, mặt nước để sản xuất và lập trang trại.
- Một số công nhân, viên chức, bộ đội, công an về hưu hay phục viên chuyển về địa phương có điều kiện về vốn và khả năng tổ chức sản xuất xin nhận đất hay nhận chuyển nhượng ruộng đất, mặt nước lập trang trại.
- Một số ít người sinh sống ở thành thị về nông thôn nhận chuyển nhượng hay thuê đất, ao hồ, mặt nước để lập trang trại.
Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các Nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khoá VII) năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông, lâm,
ngư trại với quy mô thích hợp. Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hoá chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp. Đặc biệt Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại, đã nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình KTTT phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại. Mặt khác, các cơ quan nhà nước đã xây dựng, hình thành các tiêu chí kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích phát triển KTTT trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong những năm gần đây, hầu hết các địa phương trong cả nước, kinh tế trang trại đã phát triển rất nhanh chóng. Nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình này. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng loại hình kinh tế trang trại tuy mới hình thành nhưng có hiệu quả, đem lại những lợi ích to lớn về nhiều mặt khơi dậy tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn trong dân cư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời nó đã trở thành động lực mới góp phần thúc đẩy nông nghiệp-lâm- ngư nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
Như vậy sự hình thành kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại NTTS nói riêng ở nước ta là sự vận động từ kinh tế nông hộ gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước và quá trình hình thành kinh tế trang trại chứa đựng những đặc điểm sau đây:
- Sự hình thành kinh tế trang trại diễn ra với tốc độ nhanh, chủ yếu là những năm đổi mới, nhất là thời gian gần đây xu hướng phát triển ngày càng mạnh của ngành thủy sản. Quá trình này song hành với sản xuất tập trung có quy mô theo hướng sản xuất hàng hóa trong ngư nghiệp gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Có nhiều thành phần kinh tế trong xã hội tham gia kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản nhưng nền tảng chủ yếu hình thành kinh tế trang trại NTTS là do vận động kinh tế hộ gia đình nông dân.
Sau mười năm thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại (ngày 2-2-2000), kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại NTTS nói riêng ở nước ta đã có bước phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất.
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2013, cả nước có 23.774 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, trang trại nuôi trồng thủy sản có 5.254 trang trại, chiếm 22,1%. Do đặc điểm tự nhiên của nước ta không đồng đều nên tỷ lệ các loại hình kinh tế trang trại có sự phát triển khác nhau để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động. Số trang trại nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 77,8% tổng số trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích mặt đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản do các trang trại sử dụng là 157,6 nghìn ha, bình quân một trang trại sử dụng 7,9 ha. Các loại hình trang trại sử dụng diện tích mặt đất, mặt nước lớn như nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, nước mặn lợ. Điều này cho thấy, đây là cơ sở vững chắc để tạo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tạo sản phẩm thủy sản hàng hoá để phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Các loại hình trang trại thủy sản phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Các trang trại thủy sản trong cả nước đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho hàng trăm ngàn lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ ở các địa phương. Cùng với việc giải quyết việc làm, kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tổng thu từ sản xuất thuỷ sản của các trang trại đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 8% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân 1.442 triệu đồng
một trang trại. Như vậy, kinh tế trang trại thủy sản là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Điều đáng nói là kinh tế trang trại NTTS đã mở ra hướng làm ăn mới, được hộ nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm.
1.2.1.2. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại
Đảng ta đã có những chủ trương khuyến khích hộ sản xuất kinh doanh làm giàu hợp pháp gắn với giảm nghèo, coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế đất nước, trong đó nông dân là địa bàn trọng điểm và nông, ngư nghiệp là khâu đột phá trong việc thực hiện chiến lược của mình. Hàng loạt các văn bản, luật, nghị định, chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện tạo ra sức sống mới cho kinh tế trang trại. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, trang trại phát triển là nguồn lực mới của đất nước đi vào công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH). Các Bộ, Ban ngành Trung ương, các tỉnh và các chủ trang trại phải cùng nhau hoạch định chiến lược chung cho sự phát triển, đặc biệt là công tác quy hoạch sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Về vấn đề đất đai, mặt đất, mặt nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục ban hành các chính sách nhằm giải quyết đúng quan hệ về sở hữu, sử dụng nguồn tài nguyên, phát huy quyền tự chủ của nông dân. Đây là động lực và điều kiện cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả của hệ thống các biện pháp khác. Mặc dù đã có những cố gắng trong việc ban hành và triển khai các văn bản luật, các chính sách đất đai, tài nguyên nhưng đến nay vẫn còn có vấn đề bất cấp, còn có điểm chưa phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của các địa phương.
Vấn đề huy động và giải ngân vốn cho phát triển nông, ngư nghiệp, nông thôn cũng đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Các Pháp lệnh về ngân hàng được ban hành, hàng loạt các tổ chức tín dụng được thành lập nhằm giúp nông, ngư dân thực hiện huy động vốn mở rộng sản xuất. Các chính sách về thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra, chính sách thuế,... đã tác động tích cực đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại NTTS nói riêng. Chính sách khoa học, công nghệ, khuyến nông; chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ và chính sách xã hội nông thôn đã trở thành tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua.
Tóm lại, hàng loạt chính sách đã được ban hành và phát huy tác dụng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bấp cập cần tháo gỡ. Phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản cần phải có các chính sách phù hợp đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn mới.
1.2.1.3. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại NTTS ở Việt Nam
Các trang trại đã hình thành và sẽ phát triển theo những xu hướng chủ yếu sau đây:
- Tích tụ và tập trung sản xuất
Sau khi hình thành, nhìn chung các trang trại NTTS vẫn diễn ra quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Tuy nhiên tính chất và mức độ tích tụ và tập trung lúc này không hoàn toàn giống như tích tụ và tập trung chủ yếu các yếu tố sản xuất của các nông hộ để hình thành trang trại. Tích tụ và tập trung trong phát triển trang trại lúc này là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung mặt đất, mặt nước. Tích tụ vốn ở đây thực chất là tích luỹ vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu tức đầu tư cho thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Chuyên môn hoá sản xuất
Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế trang trại NTTS vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất lĩnh vực thủy sản mà sản xuất chuyên môn hoá trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực về mặt đất, mặt nước, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.
Phát triển theo hướng trên sẽ xuất hiện nhiều trang trại chuyên môn hoá, sản xuất có hiệu quả cao như các trang trại chuyên môn hoá nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá thâm canh, cá lồng bè, nuôi cua, nuôi nhuyễn thể bằng lồng...
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất
Quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại phải nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các trang trại là xu hướng tất yếu gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động, năng suất nuôi trồng. Để nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, các trang trại phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ KHKT đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, phải kết hợp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng trang trại với phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn của vùng.
Các trang trại muốn sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với nhau không chỉ với trang trại nuôi trồng thủy sản mà còn liên kết với các loại hình trang trại và các tổ chức kinh tế khác. Trước hết, trang trại phải hợp tác với các trang trại khác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh, với các tổ chức cung ứng vật tư để mua vật, với các tổ chức bảo vệ phòng trừ dịch bệnh, hợp tác với các tổ chức thương mại, dịch vụ để tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
1.2.1.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
- Lịch sử phát triển kinh tế trang trại NTTS của Việt Nam có từ lâu, song chủ yếu phát triển tự phát, quy mô sản xuất của mỗi trang trại còn nhỏ.
- Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại đã được ban hành nhưng việc thực hiện các chính sách vẫn còn những bất cập. Việc cấp giấy chứng nhận trang trại ở các địa phương tiến hành chậm nên các chủ trang trại gặp khó khăn trong việc hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Tốc độ và quy mô phát triển của trang trại NTTS theo hướng “tự phát” của cơ chế thị trường nhưng không đồng đều giữa các vùng, miền trên phạm vi cả nước.
- Số lao động trong mỗi trang trại chưa nhiều, nhưng trang trại có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động làm thuê, chủ yếu là lao động thời vụ; chủ lao động phần lớn là hộ nông dân. Đa số chủ trang trại và lao động làm việc trong trang trại NTTS chưa qua đào tạo; bộ phận lao động có chuyên môn làm việc trong các trang trại tuy nhỏ bé nhưng bước đầu đã hình thành.
- Các chủ trang trại còn chú trọng áp dụng kinh nghiệm truyền thống mà chưa quan tâm nhiều tới việc áp dụng công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật mới như: giống, bảo quản, chế biến nông sản... nên năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm làm ra chưa cao.
- Sản phẩm của trang trại rất đa dạng nhưng chủ yếu dưới dạng thô chưa qua chế biến, giá bán bấp bênh, thị trường chưa ổn định. Công nghệ chế biến còn thấp, chủ yếu là sơ chế. Sản phẩm sản xuất ra đa số chỉ dừng lại ở sơ chế; chưa coi trọng vấn đề nhãn mác, bao bì, thương hiệu, xuất xứ của hàng hóa...
- Trong quá trình phát triển, vẫn còn những tồn tại trong lĩnh vực nhận thức lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, rút ra những bài học cần thiết để có giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại NTTS.