Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại NTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

5. Kết cấu luận văn

4.4.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại NTTS

* Đối với trang trại nuôi tôm

Loại trang trại này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số trang trại của tỉnh, đây là loại hình trang trại tạo ra sản phẩm có nhu cầu lớn đối với thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc điểm loại hình này đã áp dụng quy trình nuôi công nghiệp có quy mô, tạo ra năng suất cao, doanh thu trên đơn vị diện tích lớn. Tuy nhiên đây là loại hình sản xuất rất khắt khe về quy trình kỹ thuật nuôi, giống, thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh; tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của người sản xuất, môi trường nuôi; điều kiện thời tiết, khí hậu và các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của trang trai, cơ sở hạ tầng như điện, nước và cơ sở bảo quản sản phẩm. Bởi vậy đối với loại hình trang trại này chúng tôi đề cập một số giải pháp sau:

- Cần quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm Quảng canh, cải tiến cụ thể, trên cơ sở quy hoạch đó, tỉnh cần đầu tư hạ tầng: Giao thông, điện ra các khu vực đó, cần tính đến các yếu tố chất thải, nguồn cung, tiêu nước và việc xử lý nguồn nước đảm bảo môi trường nuôi không bị ô nhiễm.

- Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, quy trình kỹ thuật cho các lao động trong trang trại để chủ động trong sản xuất, phòng trừ dịch bệnh. Mặt khác bố trí cán bộ khuyến ngư có kỹ thuật, kinh nghiệm đến các trang trại giám sát, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh kịp thời.

- Các trang trại nuôi tôm trong vùng cần có liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cần hỗ trợ cho vùng nuôi tôm tập trung phương tiện bảo quản sản phẩm; tạo điều kiện về thủ tục và mỗi quan hệ hợp tác với Trung quốc để các chủ trang trại xuất khẩu hàng sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

* Đối với các trang trại nuôi cá nước mặn

Đây là những trang trại Sử dụng vùng nuôi rộng và có nhiều hình thức như nuôi trên khu vực các đầm ven biển, hoặc nuôi bằng lồng bè, đây là đối tượng nuôi có giá trị sản lượng lớn, có đối tượng nuôi giá trị cao như cá song, cá mú, cá vược. Tuy nhiên đối tượng này có chu kỳ sản xuất dài, đầu tư chi phí cao, quy trình kỹ thuật chặt chẽ, người sản xuất phải có kinh nghiệm. Để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Tỉnh cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại, đặc biệt trang trại mới thành lập tiếp cận với các nguồn vốn từ bên ngoài (các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển thủy sản...) để tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu.

- Thực hiện giao đất đầm, qui hoạch vùng nuôi trên biển để sản xuất lâu dài không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và du lịch biển. Thường xuyên kiểm soát dịch bệnh trên các đối tượng nuôi.

- Việc nuôi trên biển theo phương pháp lồng bè, có hiệu quả và tính cơ động cao, tuy nhiên phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, bão, gió (có khi mất trắng do bão gió), nên cần có sự quan tâm của địa phương về việc hình thành các đội cứu hộ trên biển, nghiên cứu các chất liệu phục vụ làm bè, mảng, lồng, lưới chịu được điều kiện môi trường biển với thời gian dài.

* Đối với các trang trại nuôi nhuyễn thể

Đây là loại hình trang trại trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ quy mô về số lượng và giá trị sản phẩm. Đây là đối tượng nuôi có nhiều loại (Tu hài, hầu, ngao, ốc các loại, hải sâm...), có nhiều ưu thế, không chi phí thức ăn, bảo vệ môi trường nuôi. Tuy nhiên đây là đối tượng nuôi mới, nhiều hộ thấy dễ làm, hiệu quả cao nên đầu tư và phát triển ồ ạt, kinh nghiệm nuôi còn hạn chế, đặc biệt trong việc khống chế dịch bệnh; tuy ít dịch bệnh, xong nếu xẩy ra thì diễn biến nhanh, khó lường và khó xử lý (như dịch bệnh tu Hài năm 2012-2013 thiệt hại hàng chục tỷ đồng do dịch). Để phát triển sản xuất kinh doanh loại hình trang trại này có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Tỉnh cần có quy hoạch vùng nuôi cho từng loại, có tư vấn khuyến cáo với từng đối tượng nuôi cho các chủ trang trại về quy mô, chủng loại...hướng dẫn, lựa chọn loại giống chất lượng, phù hợp với vùng nuôi, thường xuyên dự báo, phát hiện, kiểm soát dịch bệnh trên từng đối tượng nhuyễn thể.

- Cần quan tâm đến khâu chế biến, bảo quản, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (hiện nay chủ yếu tiêu thụ thị trường trong tỉnh).

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật về nuôi thả, phòng trừ dịch bệnh cho các lao động trong các trang trại; tập huấn phòng hộ, cứu hộ trên biển để chủ động ứng phó với bão gió, mưa giông xẩy ra đối với các trang trại trên biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)