5. Kết cấu luận văn
4.4.2. Giải pháp về đào tạo lao động trong trang trại; ứng dụng KHKT,
công nghệ vào sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm thủy sản
4.4.2.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và phát triển lâu dài.
Từ thực trang phân tích trên, để cho kinh tế trang trại NTTS phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao; thì việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại là một trong những việc đặc biệt quan tâm.
Đối với chủ trang trại: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các Chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ mới.
Đối với lao động làm việc trong các trang trại: Tăng cường công tác đào tạo nghề theo đề án đào tạo nghề nông thôn đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Đào tạo cho con em ngư dân trong lĩnh vực nuôi trồng (nuôi tôm, cá biển, nhuyễn thể...) có kiến thức cơ bản về nuôi trồng và phòng chống dịch bệnh thủy sản. Khuyến kích ưu đãi cho con, em ngư dân, học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ trong ngành thủy sản đi đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại các trường đại học trong nước và ở các nước có trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật thủy sản.
4.4.2.2. Đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trong trang trại NTTS
Để làm được điều này, rất cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan nhiên cứu, các Viện, các Trường, các cơ quan khuyến ngư,... Nhà nước cần có cơ chế thích hợp trong việc thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ mới phù hợp cho các trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Đầu tư nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất thủy sản, để tăng năng suất và chất lượng giống thủy sản. Tăng cường công tác khuyến ngư, kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong các trang trại.
Xây dựng mối liên kết giữa các trang trại với nhà khoa học về chuyển giao công nghệ, Quy trình kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu lai tạo giống thủy sản, tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm cho các trang trại. Các trang trại tạo môi trường cho nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm. Mối liên kết này được thực hiện thông qua hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
4.4.2.3. Mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản
Từ định hướng ưu tiên phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn tới, khoa học và công nghệ cần tập trung vào công nghệ chế biến và bảo quản với qui mô thích hợp. Công nghệ chế biến và bảo quản làm tăng giá trị hàng hóa nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn giải quyết được lao động cho lực
lượng dư thừa, đồng thời giải quyết được vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại nuôi trồng thủy sản.
Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, qui hoạch công nghiệp chế biến như chế biến tôm, cá. Xây dựng, mở rông các cơ sở bảo quản và chế biến thủy sản... Chọn hướng phát triển công nghệ chế biến ở những vùng trọng điểm, vùng đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa thủy sản.
Việc tổ chức lại các vùng nguyên liệu tập trung, tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy chế biến có qui mô, khu bảo quản chất lượng cao nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm được tốt hơn.
Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:
Qui mô công nghệ phải thích hợp, phù hợp với điều kiện vốn, nguồn nhân lực, phù hợp với cơ sở nguyên liệu của từng vùng, từng loại thủy sản.
Đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động, tạo ra sức phát triển bền vững.