Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 30 - 37)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số địa phương

1.2.2.1.Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên là một thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh của vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp- dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, trong những năm gần đây thành phố Vĩnh Yên đã có những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp, có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, 5 năm gần đây bình quân tăng 23,05%/năm, trong đó, công nghiệp tăng 21,78%; dịch vụ tăng 25,57%; nông nghiệp tăng 5,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh Vĩnh Phúc. Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm vừa qua chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2015, Thương mại - Dịch vụ: 7,36%; Công nghiệp - Xây dựng: 92,23%; Nông, lâm nghiệp: 0,51%; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế là 99,59%. Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn chiếm trên 1/3 tổng thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc.

Để đạt được những thành tựu trên, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc phát triển hạ tầng xã hội khu công nghiệp như: Nhà trọ, nhà ở thu nhập thấp cho công nhân, trường mầm non, tiểu học; hệ thống giao thông công cộng, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường… Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc hoàn thiện quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Khai Quang, các cụm kinh tế - xã hội; tiến hành rà soát, đơn giản các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ để tìm kiếm thị trường và trao đổi thông tin; tăng cường thanh, kiểm tra về vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, thực hiện chính sách pháp luật của các đơn vị kinh doanh để đảm bảo công bằng và tạo môi trường sản xuất,

kinh doanh lành mạnh…Việc triển khai kinh phí hỗ trợ của tỉnh cho hoạt động khuyến công được thành phố triển khai nghiêm túc, đúng đối tượng và hiệu quả, góp phần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phát triển.Từ 2012-2016, trên địa bàn thành phố đã có nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ máy móc, thiết bị để phát triển sản xuất với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tập trung tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước và các chủ trương, định hướng của thành phố về hỗ trợ phát triển công nghiệp; Tổ chức điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất công nghiệp; Tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở công nghiệp hoạt động; tổ chức các hoạt động khuyến công theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể phát triển sản xuất, kinh doanh.

* Bài học kinh nghiệm từ phát triển công nghiệp của thành phố Vĩnh Yên: Thứ nhất:

Về vốn và thu hút đầu tư thành phố huy động vốn từ các doanh nghiệp, vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình, nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, vốn đầu tư nước ngoài.

Vốn doanh nghiệp: Thực hiện các chính sách của Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, để các doanh nghiệp có khả năng góp vốn đầu tư.

Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Nguồn vốn này tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ sản

xuất hàng hoá xuất khẩu,… Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết,… để tạo nguồn cho đầu tư phát triển công nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của thành phố với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà thành phố có lợi thế so sánh như: Cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.

Thứ hai: Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

Để phát triển nguồn nhân lực phải giải quyết đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu sau là: Nâng cao thể lực; Nâng cao trí lực; Sử dụng con người và tạo việc làm. Phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của mỗi cá nhân, đơn vị, đơn vị kinh tế trong thành phố. Khuyến khích, tạo lòng tin và hướng họ tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo các mục tiêu cụ thể mà quy hoạch tổng thể đã đề ra.

Thứ ba: Phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật: Tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển công nghiệp.

Quản lý và bảo vệ môi trường: Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường. Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, quy hoạch nghĩa trang, vệ sinh môi trường,… Tăng cường lực lượng cán bộ môi trường có năng lực quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.

Thứ tư: Phát triển thị trường và mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế Tổ chức sản xuất hàng hoá có tính cạnh tranh cao.

Tổ chức và tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm các thị trường. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông,… để thu hút đầu tư.

Thứ năm: Nâng cao năng lực quản lý hành chính và vận dụng các cơ chế chính sách.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước theo chủ trương của tỉnh. Thực hiện tốt việc phân cấp, phân nhiệm. Tăng cường năng lực quản lý từ cấp cơ sở cả về nhân lực, cơ sở vật chất và ứng dụng các biện pháp công nghệ trong quản lý. Để thực hiện tốt những chức năng trong quy hoạch cần có một số cơ chế hỗ trợ đặc thù từ trung ương và tỉnh như: Để lại nguồn thu (thu thuế và nguồn thu khác) để xây dựng hạ tầng; thống nhất mặt bằng giá giải phóng mặt bằng; có cơ chế chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng hạ tầng cơ sở,…

1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Sông Công có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều tiềm năng thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, và hiện là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã đoàn kết, nỗ lực và sáng tạo trong lao động sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của mình để tạo nên những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từng bước tạo cho thành phố một thế vững chắc.

Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt bình quân 7%/năm. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 7.447 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 5,6% so với năm 2014. Hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, hàng hóa đa dạng, hình thành mạng lưới bán buôn, bán lẻ, siêu thị đến các điểm đông dân cư. Dịch vụ vận tải phát triển phong phú; giá trị sản xuất một số ngành thương mại, dịch vụ đạt 561 tỷ đồng tăng 12,9% so với năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn đạt 1.601 tỷ đồng, tăng 4,5%; Giá trị sản xuất một số ngành dịch vụ đạt khá như thương nghiệp sửa chữa đạt 167 tỷ đồng, tăng 12,4 %, khách sạn nhà hàng đạt 75,8 tỷ đồng, tăng 11,5%, vận tải đạt 326 tỷ đồng, tăng 13,4%. Tổng thu ngân sách ước đạt 110 tỷ 749

triệu đồng, bằng 109% kế hoạch giao. Thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 4%.

Để đạt được những kết quả trên, thành phố Sông Công đã tận dụng lợi thế so sánh của địa phương mình trong tổng thể khu vực, tổng thể vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tập trung đầu tư và thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết, thành phố từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gắn liền với quy hoạch chung phù hợp với quy hoạch tổng thể và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và của khu vực. Theo đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tích cực. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới giao thông đô thị trên cơ sở nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông hiện có. Giải quyết vấn đề cấp nước, vệ sinh môi trường theo đúng quy hoạch xây dựng chung.

Cụ thể, Sông Công đã tập trung và huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình quan trọng, tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch, xây mới và nâng cấp hệ thống giao thông đô thị. Đặc biệt là thành phố đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các Khu đô thị mới, khu trung tâm hành chính các xã, phường, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải dọc các tuyến nội thị, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Huy động mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay các dự án đầu tư phát triển đô thị luôn bám sát đồ án Quy hoạch chung thành phố đến 2020, theo đó các khu chức năng cũ tập trung ở các phường nội thị được cải tạo, chỉnh trang; hệ thống chiếu sáng, nước sạch được nâng cấp, dọc các tuyến đường phố được trồng cây xanh, tôn tạo vỉa hè. Những nhà máy xí nghiệp cũ gây ô nhiễm, khu nghĩa trang, bãi chôn rác thải… đã được di dời ra khỏi khu vực trung tâm để đảm bảo cảnh quan và cải thiện vệ sinh, môi trường. Đồng thời, thành phố còn tập trung nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại; triển khai thực hiện các chương trình: Phát

triển dân số và việc làm, hoàn thiện hệ thống các công trình hạ tầng đô thị, hoàn chỉnh quy hoạch đô thị và đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân cùng tham gia phát triển đô thị, giảm thiểu các nhu cầu kinh phí từ nguồn vốn ngân sách; chú trọng phối hợp các huyện khác trên địa bàn tỉnh, để phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng của toàn vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi trong vận chuyển, đi lại;... đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cho nhà đầu tư khi đến thành phố.

Không chỉ tập trung vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, thành phố tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và triển khai Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp; tập trung vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trên địa bàn;…Cùng với phát triển kinh tế, thành phố đã triển khai có hiệu quả các quy hoạch ngành, lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Định hướng xây dựng thành phố Sông Công đến năm 2020, thành phố đã xác định để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ nằm trong trục phát triển công nghiệp và đô thị phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020, thành phố Sông Công nằm trong danh mục đô thị được nâng cấp lên đô thị loại II. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, định hướng phát triển đến năm 2020 đã khẳng định hệ thống đô thị Thái Nguyên phát triển theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng và hệ thống đô thị hiện tại làm hạt nhân, trong đó Sông Công là 01 trong 04 đô thị trung tâm cấp tỉnh.

1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Do đặc thù có nhiều làng nghề nên thế mạnh trong phát triển kinh tế của thị xã Từ Sơn chính là kinh tế làng nghề và kinh tế tư nhân, hộ cá thể. Đến nay thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, với tổng diện tích 156,78ha, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề với diện tích 54ha.

5 năm gần đây, do ảnh hưởng của lạm phát, đặc biệt là vấn đề phức tạp ở vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông, liên quan đến Trung Quốc đã tác động trực tiếp đến việc kinh doanh, sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ - mặt hàng chủ lực của kinh tế làng nghề. Song với sự năng động, nhạy bén, các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)