Năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

- Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm dương lịch.

Năng suất lao động xã hội = {Tổng sản phẩm trong nước (GDP)/Tổng số người làm việc bình quân}.

Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao động xã hội càng cao và ngược lại. Năng suất lao động cao chứng tỏ một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng.

- Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể…

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung vào thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế để thấy rõ sự phù hợp hay không phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động; vai trò tác động qua lại lẫn nhau giữa hai chỉ tiêu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)