Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 99 - 107)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ

Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có tính khả thi và phù hợp với khả năng của thành phố, của tỉnh; hàng năm, cân đối nguồn vốn cho hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng các công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, các công trình dịch vụ công cộng liên quan. Xây dựng, triển khai thực hiện tốt đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI cấp tỉnh, tạo dựng hình ảnh và môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Chú trọng dành quỹ đất sạch, có cơ chế chính sách hỗ trợ tích cực, hiệu quả để xây dựng nhà ở và các công trình văn hóa - xã hội cho lao động làm việc trong các khu công nghiệp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Chú trọng đào tạo ngành nghề hóa chất, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, điện, quản lý cho doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp. Đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh; quan tâm đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề. Nâng cấp và phát triển các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; mở rộng mạng lưới và xã hội hóa việc đào tạo nghề; tăng cường liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn cả nước. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến việc làm.

Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý của Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp quản lý công nghiệp trên địa bàn huyện, thành, thị. Thực hiện công tác tiền kiểm và hậu kiểm: Trước khi các dự án xin cấp phép đầu tư vào địa bàn tỉnh, thành phố, các cấp, các ngành cần cẩn trọng xem xét, đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư một cách chi tiết, đánh giá sự tác động của hoạt động sản xuất đến kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tránh tình trạng các chủ đầu tư lợi dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước

để vay vốn, để hoạt động sản xuất trong thời gian được ưu đãi, khi hết thời hạn ưu đãi thì tìm cách rút vốn,… và tránh đưa các công nghệ sản xuất lạc hậu vào địa phương. Định kỳ hàng năm các cấp, các ngành cần có kế hoạch kiểm tra một cách toàn diện về hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đánh giá được những kết quả đạt được, những vướng mắc khó khăn cần giải quyết. Tránh để tình trạng những tồn tại của doanh nghiệp công nghiệp kéo dài nhiều năm gây bức xúc cho người dân, người lao động và tránh được thất thoát trong thu ngân sách cho nhà nước.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại của thành phố, của tỉnh. Hỗ trợ các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp công nghiệp; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên và đầy đủ cho doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn về tiếp thị, nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch. Tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các tổ chức ngoại giao, đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của thành phố, của tỉnh. Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết và trao đổi bổ sung hàng hóa để phát triển.

KẾT LUẬN

Thành phố Việt Trì với vị trí và vai trò trọng yếu được tỉnh Phú Thọ xác định là cực kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Những năm qua, nền công nghiệp thành phố đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, làm tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung, tạo được nhiều việc làm cho người lao động không những trên địa bàn mà đã thu hút được một lực lượng lao động lớn ở những vùng lân cận. Thành phố Việt Trì với những ưu thế về phát triển công nghiệp đã có, và phát triển công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay có vai trò rất cấp thiết và quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Công nghiệp phát triển như là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển như: thương mại, dịch vụ. Do vậy, các cấp, các ngành cần luôn quan tâm, tạo điều kiện và cơ chế thông thoáng nhằm thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp.

Trong giai đoạn 2012 – 2016, thành phố Việt Trì đã và đang quan tâm tạo điều kiện để các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư để đi vào sản xuất. Từ đó, tạo được thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao, và đạt được một số kết quả như: năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt trì là 22.200,256 tỷ đồng (đóng góp 54,54% cho công nghiệp toàn tỉnh), tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố bình quân giai đoạn 2012 – 2016 đạt 20,38%/năm, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng năm 2016 chiếm 56,71% trong cơ cấu kinh tế, tổng thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2012 – 2016 đạt 10.061 tỷ đồng... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì còn nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển nóng, thiếu bền vững; còn nhiều hạn chế yếu kém về ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực, công nghiệp hỗ trợ, môi trường, việc làm không ổn định, doanh nghiệp công nghiệp trả lương chậm cho người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài…

Trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2020, phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì cần phấn đấu đạt được các mục tiêu:

- Đóng góp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GDP) hàng năm cao, đạt trên 8%/năm.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây dựng) trong cơ cấu kinh tế đạt khoảng 45%.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 16,9%/năm.

- Đạt cơ cấu công nghiệp tương đối hợp lý vào năm 2020, trong đó công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại, máy tính bảng cơ khí - điện tử chiếm 74,4%, dụng cụ y tế 10,6%, vật liệu xây dựng 5,3%, dệt may - da giày 3,5% và một số ngành khác với tỷ trọng nhỏ.

Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì theo hướng bền vững và hiện đại trong thời gian tới là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đảm bảo môi trường sống trong sạch, văn minh, hiện đại. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu; phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 - 2016; để có thể phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì theo định hướng như trên và đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2020, thành phố cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như sau: Tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư và xúc tiến thương mại; huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các giải pháp về khoa học công nghệ để phát triển công nghiệp; thực hiện các giải pháp phát triển các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; cố gắng nâng cao năng lực thể chế và xây dựng môi trường chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường các sản phẩm công nghiệp; chú trọng các giải pháp về bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì (Từ năm 2012 đến 2016), Báo cáo hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thành phố Việt Trì.

2. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2012, NXB Thống kê.

3. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2013, NXB Thống kê.

4. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2015), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2014, NXB Thống kê.

5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2016), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2015, NXB Thống kê.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2006, 2011, 2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (2007), Giáo trình kinh tế và quản lý CN.

8. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2009),

Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh. 9. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình chính sách kinh

tế xã hội, ĐHKTQD; NXB Khoa học và kỹ thuật.

10. Lê Tùng Sơn (2003), "Khái quát về một số chỉ tiêu đánh giá, phân tích hoạt động đầu tư phát triển KCN", Tạp chí Thông tin KCN Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

11. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược Quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Mari Pangestu (2004), Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, TS. Phan Thị Nhiệm (2008), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

14. Phan Đăng Tuất (2007), "Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới và một số kết quả khảo sát của Bộ Công nghiệp về chính sách công nghiệp", Kỷ yếu Hội thảo chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp, Hà Nội.

15. Phan Đăng Tuất (2008), Phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

16. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

17. Thành ủy Việt Trì (2015), (Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XIX trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020).

18. Trần Đình Thiên (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ, đánh giá thực trạng và hệ quả, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. UBND thành phố Việt Trì (Từ năm 2012 đến 2016 ), Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thành phố Việt Trì.

20. UBND tỉnh Phú Thọ (2015), Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.

21. Võ Trí Thành (2007), Tăng trưởng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, bài toán huy động và sử dụng vốn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Phụ lục 1. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Kính thưa ông (bà)!

Nhằm tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của thành phố Việt Trì, đồng thời tham khảo quan điểm, thái độ, ý kiến và sự thỏa mãn của các doanh nghiệp công nghiệp về cơ chế chính sách, sự tiếp cận nguồn vốn, các nguồn lực kinh tế cũng như đầu ra cho sản phẩm công nghiệp của thành phố Việt Trì, chúng tôi mong ông (bà) bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra này. Mỗi ý kiến của ông (bà) đều là sự đóng góp rất lớn cho sự thành công của nghiên cứu. Chúng tôi cam đoan rằng tài liệu này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và được bảo đảm bí mật.

I. Thông tin chung

Ông (bà) đánh dấu (√) vào một lựa chọn thích hợp hoặc điền thông tin vào những chỗ trống

a. Tên cơ sở của ông (bà)... ... (có thể trả lời hoặc không)

b. Cơ sở ông (bà) đã hoạt động được bao lâu?... ... ...năm c. Ngành sản xuất kinh doanh chính hiện nay?... ... d. Loại hình cơ sở:... ...

II. Thông tin về nội dung khảo sát

Các câu hỏi sẽ đo lường mức độ đánh giá của Ông /Bà về phát triển công nghiệp của thành phố Việt Trì. Ông/Bà chọn điểm số bằng cách đánh dấu [√] vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:

Điểm     

Ý nghĩa

Rất Không thuận lợi

Không thuận lợi

Bình

thường Thuận lợi

Rất thuận lợi

Chỉ tiêu không thuận lợi Không thuận lợi Bình thường Thuận lợi Rất thuận lợi 1.Về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp

1.1 Mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì

1.2. Chính sách thuế của Nhà nước và của tỉnh, thành phố có thuận lợi hay khó khăn cho DN

1.3. Chính sách thuê đất của nhà nước và của tỉnh, thành phố có thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp

1.4. Các chính sách tiếp cận nguồn vốn có thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp 1.5. Các chính sách về phát triển khoa học công nghệ

1.6. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của tỉnh, thành phố

1.7. Chính sách về bảo hộ thương hiệu sản phẩm, hàng hóa CN

1.8 Thành phố có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

1.9. Thủ tục hành chính, môi trường đầu tư thuận lợi

2. Các nguồn lực cho phát triển công nghiệp

2.1. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong nước

2.2. Vốn nước ngoài mà cơ sở tiếp cận được 2.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao 2.4 Lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề 2.5. Khả năng ứng dụng khoa học, Công nghệ 2.6. Khả năng cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho phát triển CN

2.7. Nguồn lực về tài nguyên, khoáng sản 2.8. Nguồn lực về đất, nước, hạ tầng kỹ thuật…. cho phát triển CN

Chỉ tiêu không thuận lợi thuận lợi Bình thường Thuận

lợi thuận lợi

3.1. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở 3.2. Công tác phát triển thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm

3.3. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm

3.4. Công tác Xúc tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

3.5. Công tác phát triển thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng

3.6. Cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cùng loại trong nước

3.7. Cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cùng loại nước ngoài

3.8. Sức mua của thị trường giai đoạn 2013 - 2015

3.9. Dự báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2016 đến 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)