Những bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển công nghiệp cho thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển công nghiệp cho thành phố

phố Việt Trì

Thành phố quản lý phát triển công nghiệp qua các nội dung bao gồm: - Lập kế hoạch phát triển công nghiệp.

- Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp. - Quản lý phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Quản lý môi trường trong phát triển công nghiệp. - Thanh tra, kiểm tra các nội dung trên.

Qua các nội dung trong quản lý phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì và từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các địa phương được đề cập trên đây, có thể rút ra một số bài học cho phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì như sau:

Về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch các khu, cụm công nghiệp

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, các khu tái định cư… đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn cho công tác quản lý. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải, phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động.

Về duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp

Phải coi trọng ngay từ đầu việc bảo đảm hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp thông qua việc xây dựng quy hoạch phát triển và xây dựng chiến lược phát triển bền vững; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có năng suất lao động cao hơn, có đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng, thân thiện với môi trường; coi trọng việc giải quyết thoả đáng vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp, bao gồm phát triển nhân lực, khoa học - công nghệ, tái cơ cấu ngành công nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ.

Về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp

Để tránh những hậu quả nặng nề về môi trường, bảo đảm cho hướng phát triển bền vững về môi trường, kinh nghiệm của các địa phương cho thấy cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường ngay từ đầu của quá trình phát triển. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào thành phố, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần có hạ tầng môi trường hoàn chỉnh bao gồm điện, đường giao thông, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải... mới được phép kinh doanh. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và vai trò kiểm soát, hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng.

Về giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển công nghiệp

Chính sách phát triển công nghiệp của thành phố cần cân nhắc đầy đủ các yếu tố về xã hội như tăng cường giải quyết việc làm, đặc biệt là các hộ gia đình bị mất đất canh tác do giải phòng mặt bằng để đầu tư phát triển các dự án công nghiệp, chú trọng an sinh xã hội; có chính sách đào tạo nghề cho lao động phù hợp với thực tiễn yêu cầu của ngành công nghiệp, quan tâm đến chế độ, chính sách tiền lương phù hợp với công nhân công nghiệp. Thực hiện và tạo lập sự bình đẳng hơn trong chính sách phân phối thu nhập nhằm xoá đói giảm nghèo và giảm sự chênh lệch thu nhập.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

- Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì gồm những nội dung gì? - Thực trạng phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì?

- Những giải pháp phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì đến năm 2020 như thế nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho thành phố Việt Trì về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của thành phố. Chọn 3 điểm ở 3 vùng như sau:

- Vùng Tây: Gồm xã Thụy Vân, xã Vân Phú và phường Minh Phương. - Vùng Giữa: Gồm xã Hùng Lô, phường Dữu Lâu, phường Tiên Cát.

- Vùng Đông: Gồm phường Bến Gót, phường Thanh Miếu và phường Bạch Hạc. Những xã, phường này có thể đại diện cho từng vùng và cho thành phố. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả thành phố.

2.2.2. Thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu đã công bố sử dụng trong luận văn được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất công nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Các số liệu đã công bố chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển công nghiệp, thông qua các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố như: Niên giám thống kê thành phố Việt Trì; tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; UBND tỉnh và UBND thành phố, các Sở, ban, ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu khác...

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu mới được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các doanh nghiêp công nghiệp trong thành phố. Đây là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.

Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể như sau:

+ Tổng thể chung là các đơn vị SXCN trên địa bàn thành phố Việt Trì.

+ Khung chọn mẫu là toàn bộ các cơ sở SXCN trên địa bàn thành phố Việt Trì gồm 1.394 cơ sở.

+ Lựa chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng, chia tổng số cơ sở SXCN trên địa bàn thành phố Việt Trì thành 4 tổ theo các phân ngành bao gồm: Phân ngành khai khoáng (tổ 1); phân ngành chế biến (tổ 2); phân ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt (tổ 3); phân ngành Công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải (tổ 4). Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở từng tổ, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ tương ứng theo tỷ lệ số đơn vị của tổ đó chiếm trong tổng thể.

+ Quy mô mẫu: Tác giả xác định cỡ mẫu điều tra được tính toán từ công thức Slovin: 2 N n = 1+N.e Trong đó:

N: Số đơn vị của tổng thể,

e: Sai số cho phép thường được lấy là 5%

Sau đó căn cứ vào đối tượng và mục đích nghiên cứu, Tác giả chọn mẫu theo hệ thống đã xác định cùng với các tiêu chí. Tác giả tính toán cân đối lượng mẫu điều tra theo tỷ lệ phù hợp với 4 tổ theo các phân ngành.

Kết quả xác định cỡ mẫu như bảng 2.1.

Bảng 2.1. Quy mô mẫu chọn theo phân ngành công nghiệp thành phố Việt Trì

TT Phân ngành Số lượng cơ sở sản xuất

Số lượng đơn vị chọn mẫu

1 Công nghiệp khai khoáng 27 6

2 Công nghiệp chế biến 1.350 301

3 Công nghiệp sản xuất và phân phối

điện, khí đốt 12 3

4 Công nghiệp cung cấp nước, quản lý

và xử lý rác thải 5 1

Tổng số 1.394 311

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chung về tên cơ sở, thời gian hoạt động, ngành sản xuất kinh doanh, loại hình cơ sở. Nội dung chi tiết, phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Các chính sách cho phát triển công nghiệp; Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp, Các chính sách của Nhà Nước, của địa phương cho phát triển Công nghiệp, Thủ tục hành chính và môi trường đầu tư cho phát triển công nghiệp. Nguồn lực cho phát triển công nghiệp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, nguồn nhân lực chất lượng cao, số lao động được đào tạo có tay nghề, khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ, khả năng cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho phát triển CN, nguồn lực về tài nguyên, khoáng sản, nguồn lực về đất, nước, khí hậu, hạ tầng kỹ thuật.... cho phát triển công nghiệp. Các yếu tố đầu ra cho phát triển công nghiệp; thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Công tác phát triển thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng, cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cùng loại

trong nước, cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cùng loại nước ngoài, công tác xúc tiến thương mại và hạ tầng kỹ thuật phục vụ thương mại.... Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể theo 5 mức để đối tượng điều tra hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ (phụ lục).

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, đàm thoại với đối tượng điều tra thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi. Phỏng vấn số mẫu đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

2.2.3. Phương pháp phân tích

a) Phương pháp phân tổ thống kê:

Phân tổ thống kê phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau (phân chia theo thành phần kinh tế, theo chuyên ngành, theo mặt hàng sản xuất kinh doanh chính, theo dơn vị hành chính v.v...). để hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thu thập được, phân chia theo các tiêu thức, chỉ tiêu phù hợp với mục đích, nội dung nghiên cứu.

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.

b) Phương pháp đồ thị thống kê:

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê (biểu đồ cơ cấu ngành, đồ thị tốc độ tăng trưởng, tổng giá trị sản phẩm v.v...) sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của nội dung nghiên cứu. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ.

c) Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian:

Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu để bảo đảm tính so sánh được với nhau.

d) Phương pháp chỉ số:

Phương pháp chỉ số là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng hoặc so sánh được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.

Phương pháp chỉ số cho phép tính toán các chỉ tiêu theo mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian (biến động của giá cả, giá thành, năng suất lao động, khối lượng sản phẩm, v.v...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số phát triển.

- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian (chênh lệch giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường, giữa hai địa phương, hai khu vực,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số không gian.

- Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thường gọi là chỉ số kế hoạch.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng phức tạp (ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lượng công nhân đã ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu tố nguyên nhân với nhau cũng như tính toán ảnh hưởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả.

e) Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh (so theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo đặc điểm…) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu về phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau để phân tích:

2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng tăng trưởng công nghiệp

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng công nghiệp: đó là chỉ tiêu phản ánh về quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)