Những nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 79 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

3.5.3. Những nguyên nhân của tồn tại

Các hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Nhận thức của các ngành, các cấp về vị trí và tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong phát triển kinh tế chưa đúng mức; sự lãnh đạo của các cấp ủy, điều hành của chính quyền đôi lúc thiếu đồng bộ; việc cụ thể hóa và đề ra giải pháp

thực hiện còn lung túng, bất cập dẫn tới không có được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư với công nghệ kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề vừa yếu về chất lượng, vừa không đồng bộ; công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ lao động chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Một số các nhà máy cần sử dụng lao động nhưng lại yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề, độ tuổi...

- Năng lực hoạt động cũng như phương án kinh doanh của các doanh nghiệp chưa đủ thuyết phục và kém hiệu quả, tài sản đảm bảo chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư sản xuất... mặt khác việc huy động vốn từ nguồn này phải trả khoản lãi cao làm gia tăng chi phí, sản phẩm giảm sức cạnh tranh

- Đa phần các doanh nghiệp công nghiệp quy mô còn nhỏ, việc thu hút các nhà đầu tư lớn vào các khu, cụm công nghiệp còn hạn chế, chưa được lấp đầy. Các cấp ủy đảng và chính quyền có chủ chương phát triển công nghiệp phụ trợ xong lại không đưa ra các giải pháp chi tiết, cụ thể dẫn tới các ngành chức năng không áp dụng được các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp phụ trợ, mặt khác do trình độ khoa học công nghệ kém nên sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị đặt hàng, không cạnh tranh được với các sản phẩm trên thị trường nước ngoài.

-Nhà nước có định hướng và chính sách thu hút vốn đầu tư nhưng khi triển khai thực hiện do trình độ chuyên môn của cán bộ hạn chế nên gây ra nhiều cản trở, khó khăn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

- Công nghệ trong sản xuất công nghiệp vẫn còn tương đối thấp, trang thiết bị máy móc, dây chuyền nhìn chung còn lạc hậu, hiệu suất thấp, gây lãng phí về nguồn lực, tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh về sản phẩm.

- Nguồn vốn để các doanh nghiệp huy động chủ yếu là nguồn tín dụng từ các ngân hàng, chi phí trả lãi cao làm cho giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp nên gặp khó khăn cho việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Vốn huy động cho đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp còn hạn chế, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư; một số nơi việc giải

phóng mặt bằng còn kéo dài, gây khó khăn dẫn đến chậm tiến độ và cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.

- Việc quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn dàn trải gây lãng phí đất đai, tiền của và nhân lực. Phú Thọ có hạ tầng chưa hoàn thiện để phát triển công nghiệp. Trong khi ngân sách tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng chưa thể đáp ứng. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thực hiện chậm và chưa đồng bộ. Do đó khó có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư đã dẫn đến thu hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp khó khăn. Quy hoạch chủ yếu chú ý đến mặt lượng, chưa chú ý đúng mức về mặt chất lượng, khả năng thu hút công nghệ cao... chậm xây dựng quy hoạch, bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập; đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp chưa tương xứng, còn dàn trải, kém hiệu quả. Chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu và chưa xác định được thị trường ổn định.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ nên chưa phát huy được hết tiềm năng của địa phương. Cơ chế quản lý và hoạt động sản xuất cũng theo kiểu tự phát, nên các hộ làm nghề trong làng nghề không có sự gắn kết, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Chưa xây dựng được sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh, của thành phố.

- Đối với nguồn nguyên liệu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu... Người nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với kỹ thuật trong sản xuất hoặc công nghệ tiên tiến hiện đại để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng.

- Công tác quản lý nhà nước chưa được chú trọng trong công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, các khu dân cư đô thị gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường; Chưa quan tâm giải quyết đúng mức mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển công nghiệp với việc xử lý các vấn đề môi trường, xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ. Khu công nghiệp Thụy Vân hiện nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã gây ô nhiễm môi trường nước, không khí cho khu vực dân cư xung quanh.

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)