Năng suất lao động thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 65 - 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Năng suất lao động thành phố Việt Trì

Năng suất lao động không chỉ biểu hiện hiệu quả sản xuất và dịch vụ mà còn là động lực để cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người lao động. Đến nay tổng số lao động toàn thành phố có 111.465 người trong độ tuổi lao động chiếm 57,6 % tổng dân số của thành phố. Bình quân hàng năm thành phố Việt Trì tạo vị trí việc làm mới cho trên 3.000 lao động với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện tại đạt 45% góp phần nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất lao động.

Bảng 3.9. Số lượng lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Việt Trì và lao động làm việc trong ngành công nghiệp của Việt Trì

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Lao động ngành CN 43.566 45.125 45.807 47.516 47.965 Lao động toàn thành phố 105.300 106.800 108.700 110.600 111.465 Tỷ lệ (%) lao động CN 41,37 42,25 42,14 42,96 43,03

Trong tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2012 - 2016 lao động ngành công nghiệp luôn chiếm từ 41%-43%. Năm 2016 tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Việt Trì là 111.465 người, trong đó lao động trong ngành công nghiệp là 47.965 người, chiếm tỷ lệ 43,03%. Điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp của Việt Trì luôn thu hút một lượng lớn lao động làm việc. Việc ưu tiên phát triển công nghiệp của Thành phố nhằm phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động đã và đang được các cấp, các ngành hết sức quan tâm.

Bảng 3.10. Năng suất lao động xã hội bình quân của thành phố Việt Trì qua các năm

Đơn vị: Nghìn đồng/lao động Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Năng suất lao động 80.431 88.410 98.942 118.344 135.180

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì)

Trong những năm qua, nền kinh tế thành phố có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ, năm 2016 cơ cấu kinh tế thuộc khu vực nông nghiệp 1,95%; công nghiệp xây dựng đóng góp 56,71%; còn lại là thương mại dịch vụ 41,34% [2]. Sự thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đã góp phần tạo ra năng suất lao động xã hội tăng cao. Đặc biệt khi có các doanh nghiệp FDI đầu tư vào địa bàn với dây truyền sản xuất tiên tiến, hiện đại tạo ra lượng giá trị sản xuất khổng lồ, thị trường tiêu thụ mở rộng, năng suất lao động xã hội tăng lên qua các năm đặc biệt đến năm 2015 đạt 118.344 nghìn đồng/lao động/năm, 2016 đạt 135.180 nghìn đồng/lao động/năm.

Tốc độ tăng trưởng lao động công nghiệp cao đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố theo hướng giảm tương đối tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp; tăng tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của địa phương giảm từ 15,34% năm 2012 xuống 13,41% năm 2016. Cùng với đó, tỷ trọng lao động công nghiệp cũng tăng lên tương ứng từ 41,37% năm 2012 lên 43,03% năm 2016.

Bảng 3.11. Cơ cấu lao động thành phố Việt Trì

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Cơ cấu lao động 100 100 100 100 100

Công nghiệp - xây dựng 41,37 42,14 42,25 42,96 43,03 Thương mại - dịch vụ 43,29 43,42 43,50 43,52 43,56 Nông, lâm, thủy sản 15,34 14,44 14,25 13,52 13,41

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì)

Có thể thấy sự gia tăng nhanh các doanh nghiệp công nghiệp cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mũi nhọn đã thu hút một lực lượng lớn lao động, trong đó có nhiều lao động nông thôn, đồng thời nhu cầu về lao động ở nhiều lĩnh vực nhất là lao động kỹ thuật cao có xu hướng ngày một tăng. Việc tiếp tục nâng cao năng suất lao động của thành phố cần tận dụng tốt nhất những lợi thế của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, hiện đại phù hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)