Chú trọng các giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.6. Chú trọng các giải pháp về bảo vệ môi trường

- Chú trọng chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong GDP của thành phố. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, thân thiện với môi trường.

- Thành phố tập trung chỉ đạo gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội của thành phố với phát triển bền vững môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, các giải pháp hữu ích về bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và bảo vệ môi trường. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và chính sách đối với người lao động gắn với các hoạt động hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động tại các khu công nghiệp tập trung; tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tăng cường đầu tư cho các vùng khó khăn.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách cho người lao động và vấn đề bảo vệ môi trường.

- Quan trắc, thanh kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường tập trung. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp; ban quản lý các Khu, Cụm công nghiệp; cán bộ quản lý nhà nước về môi trường công nghiệp.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tư mới các công trình công nghiệp sản xuất, chế biến phải đảm bảo tốt về tác động đến môi trường, phải xử lý tốt các vấn đề nước thải công nghiệp, chất thải rắn cũng như khí thải. Di dời hoặc đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm không tuân thủ các quy định về môi trường. Xây dựng kế hoạch di dời và hạn chế phát triển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại thành phố, thị xã và khu đông dân cư. Lập danh mục các ngành nghề không được đầu tư sản xuất ngoài khu công nghiệp, trong khu dân cư và công khai danh mục này cho các nhà đầu tư biết. Nghiên cứu có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; không cấp phép đầu tư đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải, phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao dân trí cho nhân dân bằng cách xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục về môi trường. Trước hết nên cung cấp những thông tin đầy đủ và thường xuyên về những vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực môi trường, giới thiệu Luật và chính sách bảo vệ môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và hậu quả của nó đối với sức khỏe con người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong nhân dân, các trường học và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để người dân và các đơn vị hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp; nhận

thức rõ quyền lợi, trách nhiệm và tự giác thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường trên toàn thành phố. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các cấp, ngành địa phương nên thành lập ban an toàn vệ sinh làng xóm để phổ biến thông tin, pháp luật về môi trường, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất vi phạm.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường: Trong những năm qua, thành phố đã chỉ đạo các ngành, địa phương lập dự án, quy hoạch, và ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước về công nghiệp trong đó có vấn đề môi trường. Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền từ thành phố đến các xã để tạo sự chuyển biến tích cực đối với việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương tạo sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong nắm bắt các thông tin phản hồi từ cơ sở nhằm giải quyết đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)