Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 76 - 79)

5. Kết cấu của đề tài

3.5.1. Những kết quả đạt được

Thực trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 2012 - 2016 so với mục tiêu đã được Đại hội Đảng bộ thành phố Việt Trì lần thứ 19 đặt ra cho thấy ngành công nghiệp của thành phố cơ bản đạt và vượt rất nhiều so với mục tiêu như:

- Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 9,46%/năm, cơ cấu ngành cũng tăng 6,4%; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng đột biến lên 20,38%/năm; tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp xây dựng

tăng bình quân 13,91%/năm. Để có được kết quả này là một sự cố gắng vượt bậc của các cấp các ngành địa phương trong việc phát huy lợi thế của địa bàn thu hút được các dự án đầu tư đặc biệt là lôi kéo được nhiều các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn.

- Những năm qua thành phố Việt Trì đã huy động được lượng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp đạt tương đối cao, nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế tăng lên, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu vốn đầu tư đã hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của thành phố, thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp.

- Một số dự án công nghiệp trọng điểm đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Công ty Namuga, công ty JNTC Vina (sản xuất linh kiện điện tử), công ty Kapstex Vina (sản xuất bao bì), công ty chế biến gỗ Tasa Wood, công ty Việt Vương gia công cơ khí... ). [1]

- Hàng loạt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra đời đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2016, tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố là trên 47.960 người; thu nhập của người lao động ổn định, đời sống được cải thiện.

- Cơ cấu nội ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp đã tăng nhanh so với các ngành công nghiệp truyền thống khác như khai thác và chế biến khoáng sản.

- Về mặt tác động của quản lý nhà nước: Nhờ có quy hoạch định hướng nền công nghiệp trên địa bàn phát triển có sự tập trung, các thế mạnh của thành phố được khai thác khá hiệu quả, có sự đầu tư thỏa đáng và đồng bộ hơn, các thành phần kinh tế tham gia tích cực hơn, từ đó phát huy nguồn sức mạnh to lớn của xã hội cho phát triển công nghiệp. Môi trường kinh doanh cũng được cải thiện, nhiều cơ chế chính sách được ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp tốt hơn.

3.5.2. Những tồn tại

Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát của các doanh nghiệp cùng với các báo cáo phát triển kinh tế, xã hội, phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố, các phân tích đánh giá, nhận định tình hình thực tế từ các số liệu thứ

cấp có thể nhận thấy hạn chế và nguyên nhân trong phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì như sau:

- Công nghiệp của thành phố trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc tuy nhiên sự phân bố chưa đồng đều trên các vùng miền, chủ yếu là phát triển nóng, chưa có sự bền vững nên hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Chưa có các chính sách định hướng để ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực.

- Mặc dù thành phố trong những năm gần đây đã đạt được một số thành công trong việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp. Xong nguồn vốn trong nước lại chưa được khai thác hiệu quả và phát huy được công suất. Các doanh nghiệp trong nước huy động các nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là huy động từ nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội còn thấp, chưa có cơ chế chính sách thật sự hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các chủ thể khác trong xã hội, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư của các tầng lớp dân cư. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng cao xong nguồn thu về ngân sách của địa phương hạn chế do hầu hết các doanh nghiệp có giá trị sản xuất cao nộp thuế về ngân sách trung ương và tỉnh.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với quy mô nhỏ, manh mún, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Chưa xây dựng được sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh, của thành phố .

- Lao động công nghiệp tăng nhưng tỷ trọng cơ cấu lao động của thành phố lại mất cân đối. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua còn chậm; tỷ lệ người dân ở nông thôn mất đất để phát triển công nghiệp nhưng chưa bố trí được công việc ổn định còn lớn; thu nhập bình quân, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn thấp và không ổn định, không đồng đều giữa các vùng miền. Trình độ lao động, tay nghề chuyên môn chưa cao. Quy mô của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn đa phần còn nhỏ và chủ yếu là công nghiệp truyền thống, chậm chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại để thu hút và phát triển các ngành mới và tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, tạo tích lũy cho ngân sách Nhà nước.

- Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế như: hiệu quả sử dụng quỹ đất chưa cao; tỷ lệ lấp đầy thấp, các cụm công nghiệp chưa thu hút được các dự án đầu tư, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ,… Một số dự án trong quy hoạch giai đoạn cũ chưa được triển khai đầu tư.

- Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn còn kém phát triển. Các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lên nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất nhưng chưa tìm được nguồn cung cấp công nghiệp hỗ trợ đáng tin cậy nên họ vẫn chủ yếu nhập khẩu linh phụ kiện từ nước ngoài.

- Một vấn đề còn nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất công nghiệp thành phố đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu như may mặc, sản xuất cơ khí, chế biến nông sản...

- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức bách tại các khu, cụm công nghiệp. Công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp thải ra đang là vấn đề cần các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Còn một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với những lí do chủ quan, khách quan vẫn còn xả thải ra môi trường như: Công ty TNHH một thành viên xử lý và chế biến chất thải, Công ty cổ phần nhôm Sông Hồng, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty TNHH Miwon Việt Nam…

- Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan còn chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ. Còn hiện tượng nợ đọng thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ xấu ngân hàng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn chậm trả lương đã ảnh hưởng đến tâm lý bất an của người lao động và đời sống của họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)