Cần tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư và xúc tiến thương mại để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 85 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.1. Cần tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư và xúc tiến thương mại để

để phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, nhu cầu vốn để phát triển công nghiệp trên địa bàn khoảng trên 100.000 tỷ đồng. Nhu cầu vốn này sẽ được đáp ứng từ nhiều nguồn: Nguồn vốn trong nước (vốn tư ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động trong dân cư, nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước), nguồn vốn nước ngoài (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nguồn

viện trợ của các tổ chức phi chính phủ). Muốn thu hút được tối đa các nguồn vốn thành phố phải có kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn thật hiệu quả.

Đối với nguồn vốn từ ngân sách, dự kiến khoảng 5%, bao gồm cả ngân sách trung ương và địa phương trong đó vốn địa phương từ nguồn tích luỹ phát triển công nghiệp và vốn trung ương chi viện thông qua các dự án. Nguồn vốn này tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng như hoàn chỉnh hệ thống giao thông trọng yếu, cấp điện, cấp nước, hoàn thành các khu, cụm công nghiệp; đầu tư đào tạo nguồn nhân lực quản lý, kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp. Nguồn vốn này cũng sẽ được đầu tư để phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp trong các ngành chủ lực và dành một phần hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Thành phố cần khai thác triệt để các nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tiết kiệm chi tiêu ngân sách hợp lý, đúng quy định, tiêu chuẩn, định mức, tránh gây lãng phí thất thoát. Bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển cao hơn tốc độ tăng chi cho sự nghiệp kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chi cho sự nghiệp kinh tế, xã hội cao hơn tốc độ tăng chi cho quản lý nhà nước.

Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và vốn tín dụng dự kiến đáp ứng 20% nhu cầu vốn phát triển công nghiệp chủ yếu được tập trung cho mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư các dự án mới, thay đổi thiết bị - công nghệ. Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn tín dụng từ ngân hàng và các định chế tài chính, tín dụng khác thì doanh nghiệp nhất thiết phải điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo dự án; muốn vậy, doanh nghiệp phải có năng lực xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước nên dành một phần nhỏ kinh phí từ ngân sách đầu tư cho công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, xem đây như phần hỗ trợ kỹ thuật của nhà nước dành cho các doanh nghiệp trong thực hiện các dự án nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vốn liên doanh liên kết từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến đáp ứng 75% nhu cầu vốn phát triển công nghiệp. Để tranh thủ được nguồn vốn này, trước hết các doanh nghiệp phải năng động trong việc tìm kiếm các đối tác để liên doanh, và như vậy các doanh nghiệp trong thành phố, trong

tỉnh phải có năng lực xây dựng và điều hành các dự án kinh doanh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, giới thiệu cơ hội đầu tư vào thành phố cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố. Để thu hút được đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn, ngoài vai trò năng động của các doanh nghiệp, các ngành, các cấp thì việc tạo lập một môi trường thông thoáng, hấp dẫn là vô cùng quan trọng. Cần thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn bằng nhiều cách thức:

- Phối hợp giữa công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương cùng phát triển. Chủ động kêu gọi đầu tư để phát triển sản xuất, ưu tiên đầu tư có chọn lọc một số lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của thành phố.

- Đối với công nghiệp địa phương, tiếp tục đổi mới và phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, trên cơ sở chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Đi đôi với phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Quan tâm đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, công nghệ, thông tin, môi trường đầu tư... dành một khoản kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghiệp công nghệ mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn, nhất là tạo nghề mới, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thu nhập ở nông thôn.

- Tạo điều kiện thuận lợi để dịch vụ tư vấn đầu tư chất lượng cao phát triển, có bộ phận chuyên trách hướng dẫn đầu tư, giới thiệu rộng rãi các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, của thành phố. Xây dựng ngân hàng dự án để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

- Giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua hình thức quảng cáo, triển lãm, hội chợ, đầu tư cho việc nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường, như các thông tin hàng hóa, chất lượng và giá cả hàng hóa, khách hàng và điều kiện mua bán của khách

hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu dùng. Việc nghiên cứu và dự báo thị trường cũng phải được coi trọng, nhất là những dự báo dài hạn và trung hạn đối với các loại sản phẩm. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với người sản xuất trong việc xác định chiến lược kinh doanh thích ứng, mà còn có ý nghĩa đối với địa phương khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm công nghiệp như tổ chức tham gia các hoạt động quảng bá trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác, ký kết các hợp đồng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh mở đại lý, các cửa hàng, quầy giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại. Đồng thời, phải tạo ra được mối liên kết giữa các nhà máy sản xuất công nghiệp với nhau, giữa các cơ sở sản xuất nhằm làm tăng sức mạnh thị trường, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên, vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề ngay từ trong làng xã đến thành phố. Thông qua các tổ chức này các chủ đầu tư nhà máy công nghiệp tăng cường nắm bắt thị trường nhằm quyết định phương hướng sản xuất tích cực và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)