Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 53 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp thành phố Việt Trì

a) Quy mô tăng trưởng công nghiệp thành phố Việt Trì

Với sự chỉ đạo tích cực của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2014 - 2016 có sự phát triển vượt bậc, thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Namuga; Kaps tex Vina; Pang rim … và nhiều các doanh nghiệp khác tiếp tục mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ; các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các làng nghề, ngành nghề đẩy mạnh sản xuất kinh doanh góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,50% so với năm trước, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2012-2016 đạt 20,38%/năm, mở rộng được quy mô sản xuất công nghiệp.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì qua các năm

(giá so sánh)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Toàn tỉnh Việt Trì Tỷ lệ (%) Việt Trì so với toàn tỉnh A 1 2 3=(2/1)x100 2012 25.495.676 10.572.452 41,47 2013 27.438.332 11.807.144 43,03 2014 29.909.296 13.746.624 45,29 2015 34.820.776 17.830.920 51,21 2016 40.705.716 22.200.256 54,54

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì)

Từ năm 2012, lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Trì bắt đầu có những chuyển biến tích cực, từng bước khai thác được những thế mạnh tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, lao động.... Ưu tiên tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chủ lực đã từng bước phát triển và tăng trưởng khá như vải, may mặc, nhôm, sợi…. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt 76.157,39 tỷ đồng (trong đó riêng 2 năm 2015, 2016 giá trị sản xuất đạt được là 40.031,17 tỷ đồng), tăng từ 10.572,45 tỷ đồng năm 2012 lên 22.200,25 tỷ đồng năm 2016 đã cho thấy quy mô tăng trưởng ngành công nghiệp của Việt Trì được tăng lên. Đóng góp giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp Việt Trì so với toàn tỉnh chiếm tỷ lệ đáng kể, dao động từ khoảng 41% đến 55% qua các năm từ 2012 đến nay. So với mục tiêu đặt ra trong thời kỳ 2011-2015 tỷ trọng công nghiệp đạt 40% so với toàn tỉnh thì công nghiệp Việt Trì đã vượt mục tiêu. Năm thấp nhất là năm 2012, tỷ lệ ngành công nghiệp đạt 41,47%. Dự ước năm 2016 giá trị sản xuất ngành công nghiệp Việt Trì đạt 22.200,25 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 54,54% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì quy mô ngành công nghiệp của thành phố chưa có sự phát triển đồng đều. Giá trị sản xuất lớn chủ yếu tập trung ở một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn nhiều nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực sản xuất yếu, công nghệ sản xuất lạc hậu… Nhiều dự án đầu tư vào

địa bàn kém hiệu quả hoặc có dự án nhưng không hoạt động như Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì, Công ty cổ phần thép Sông Hồng. Một số doanh nghiệp công nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thu hẹp sản xuất như Công ty cổ phần xi măng Hữu Nghị. Đây là những tồn tại mà chính quyền địa phương cần có những chính sách hợp lý để tháo gỡ, giải quyết. Sự mất cân đối giữa giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một tồn tại cần quan tâm. Mặt khác các doanh nghiệp FDI chủ yếu sản xuất với phương thức lắp ráp, gia công nên về kinh tế thu được thành quả chưa cao so với những khiếm khuyết mà các doanh nghiệp FDI mang lại như gây ô nhiễm môi trường, nhập khẩu thiết bị lạc hậu,… cho nên cần phải có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích mở rộng mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước tạo nên sức lan tỏa nhanh chóng thông qua việc hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ từng ngành hàng đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các doanh nghiệp FDI.

b) Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì

Từ nguồn số liệu của Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì cho thấy tốc độ phát triển liên hoàn của giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2013 - 2016 như sau:

Hình 3.1.Tốc độ phát triển liên hoàn giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 - 2016

Có thể thấy tốc độ phát triển liên hoàn giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Việt Trì (từ năm 2013 - 2016) có sự gia tăng đáng kể; Năm 2013 tăng 11,68% so với năm 2012; năm 2014 tăng 16,43% so với năm 2013, năm 2015 tăng 29,71% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 24,50% so với năm 2015. Năm 2015 tốc độ phát triển về giá trị sản xuất công nghiệp có sự gia tăng cao do một số doanh nghiệp FDI có năng lực sản xuất lớn đi vào hoạt động như công ty Namuga, Khu CN Thụy Vân.

c) Giá trị gia tăng công nghiệp

Cùng với mức tăng trưởng về giá trị sản xuất thì giá trị gia tăng cũng có mức tăng đáng kể. Giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh về sự tăng trưởng công nghiệp về chiều rộng mà còn là chỉ tiêu để so sánh về hiệu quả trong sản xuất công nghiệp giữa các địa phương. Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp (VACN) và giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN) cao cho thấy kết quả sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả cao.

Bảng 3.2: Tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp thành phố Việt Trì và tốc độ tăng trưởng qua các năm

(giá so sánh) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 VA Công nghiệp 2.653.113 3.151.786 3.428.332 4.407.730 5.710.700 Tốc độ tăng trưởng(%) 18,79 8,77 28,57 29,56

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì)

Về giá trị gia tăng công nghiệp năm 2016 đạt trên 5.700 tỷ đồng gấp 2,15 lần so với năm 2012. Về tốc độ tăng trưởng (VACN) bình quân giai đoạn 2012-2016 đạt 21,12%/năm, cao hơn một chút so với mức tăng trưởng toàn tỉnh là 20,43%/năm (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)

Bảng 3.3: Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 GO (giá so sánh) 10.572.452 11.807.144 13.746.624 17.830.920 22.200.256 VACN 2.653.113 3.151.786 3.428.332 4.407.730 5.710.700 VACN/GO(%) 25,09 26,69 24,94 24,72 25,72

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì)

Chỉ tiêu này cho thấy, sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt hiệu chưa cao bình quân khoảng 25% tương đương với mức bình quân chung cả nước. Các doanh nghiệp hiện đang tăng cường đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Cơ cấu công nghiệp cũng cần có sự chuyển biến tích cực từ các ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp như công nghiệp khai thác khoáng sản, gia công, sơ chế với trình độ công nghệ thấp sang các ngành công nghiệp chế biến chuyên sâu, công nghệ hiện đại mang lại giá trị gia tăng cao.

d) Quy mô vốn đầu tư phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì

Với lợi thế về vị trí địa lý và là một cực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, trong những năm gần đây thành phố Việt Trì đã thu hút được nhiều các dự án có vốn đầu tư lớn vào địa bàn, đặc biệt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra một lợi thế cho đầu tư phát triển công nghiệp của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế.

Bảng 3.4. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2012-2016 (giá so sánh)

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng VĐT 2012-2016 Nhà nước 21,1 38,6 747,8 375,9 211,2 1.394,6 Ngoài nhà nước 555,2 632,8 692,1 1504,8 1519,7 4.904,6 Đầu tư nước ngoài 378,1 508,8 675,3 851,7 1347,9 3.761,8

Tổng 954,4 1.180,2 2.115,2 2.732,4 3.078,8 10.061,0

Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2012 - 2016 là 10.061 tỷ, trong đó:

- Vốn thuộc nguồn ngân sách nhà nước 1.394,6 tỷ đồng (chủ yếu đầu tư vào các công trình điện, nước, hạ tầng khu công nghiệp, hỗ trợ đầu tư thiết bị công nghệ mới...).

- Vốn đầu tư ngoài nhà nước đạt 4.904,6 tỷ đồng (chủ yếu đầu tư các cơ sở sản xuất mới và thiết bị, công nghệ mới).

- Vốn đầu tư nước ngoài 3.761,8 tỷ đồng đầu tư các nhà máy sản xuất mới, đầu tư dây truyền sản xuất mới...).

Bảng 3.5. Tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tưphát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2012-2016

Đơn vị:%

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nhà nước 2,21 3,27 35,35 13,76 6,86 Ngoài nhà nước 58,17 53,62 32,72 55,07 49,36 Đầu tư nước ngoài 39,62 43,11 31,93 31,17 43,78

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì)

Năm 2012 vốn đầu tư nhà nước chỉ chiếm 2,21%, ngoài nhà nước chiếm 58,17%, đầu tư nước ngoài chiếm 39,62%; đến năm 2014 thì vốn đầu tư nhà nước có sự gia tăng đáng kể chiếm 35,35 % do công ty điện lực Phú Thọ triển khai Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ và khởi công Dự án đường dây và trạm biến áp 110kv huyện Đoan Hùng. Năm 2016 thì cơ cấu này đã có sự thay đổi, vốn đầu tư nhà nước còn chiếm 6,86%, ngoài nhà nước chiếm 49,36%, đầu tư nước ngoài chiếm 43,78%.

Trong cơ cấu nguồn vốn những năm gần đây ngoài vốn của nhà nước và vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì số vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư vào địa bàn (năm 2016 chiếm 43,78% tổng vốn đầu tư). Nguyên nhân của sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài là do năm 2015 và 2016 thành phố đã thu hút được một số doanh nghiệp nước ngoài lớn đầu tư vào

khu công nghiệp Thụy Vân. Lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn thực sự là ưu thế và động lực quan trọng cho địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Qua các năm, vốn đầu tư nước ngoài tăng dần về tỷ trọng cơ cấu so với ngoài nhà nước tuy nhiên vẫn luôn thấp hơn so với ngoài nhà nước.

Ngoài ra, thực tế cho thấy công nghiệp thành phố còn thiếu các tiền đề hấp dẫn để các tổ chức, cá nhân trong nước có vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa dám mạnh dạn đầu tư vào sản xuất công nghiệp là do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, kỹ năng... Mặc dù địa phương đã có nhiều chính sách, chủ trương tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển nhưng cho đến nay việc tiếp cận các nguồn vốn, thị trường và thông tin vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Chính vì vậy, đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều lựa chọn lĩnh vực thương mại vì đòi hỏi ít vốn, có sự linh hoạt cao và ít rủi ro. Tuy nhiên, những năm gần đây các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể đã có sự biến động về chất, giá trị sản xuất ngày càng tăng lên, đây là những dấu hiệu tốt cho việc định hướng sản xuất, kế hoạch tổ chức sản xuất và cơ chế đảm bảo an toàn vốn cho người có vốn, có ý nghĩa quan trọng hơn đối với việc huy động các nguồn vốn, nhất là vốn nhàn rỗi của dân cho phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)