Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 93 - 96)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.5. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực

năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường các sản phẩm công nghiệp thành phố Việt Trì

Thành phố cần đề nghị tỉnh bố trí một phần ngân sách hỗ trợ công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở những ngành cần tập trung; khuyến khích tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ bằng cơ chế thưởng; khuyến khích người có trình độ cao từ nơi khác về công tác; khuyến khích du học nước ngoài và xuất khẩu lao động.

Đào tạo thường xuyên theo định hướng phát triển công nghiệp chung của thành phố và của tỉnh cũng như cả nước về điều chỉnh cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch nội bộ ngành… đảm bảo đủ nguồn nhân lực và có kế hoạch sử dụng hợp lý. Chú trọng đào tạo ngành nghề hóa chất, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, điện, quản lý cho doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.

Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong và ngoài tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp tự góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo; tạo sự liên kết giữa các cơ quan: Quản lý nhà nước - Tư vấn phát triển kinh tế - Kỹ thuật công nghệ - Doanh nghiệp - Các trường đại học, cơ sở đào tạo nghề, để hỗ trợ nhau trong đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

Liên kết, kêu gọi đầu tư các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư xây mới, mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho dạy nghề, tăng cường liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. Kết nối hiệu quả việc hợp tác đào tạo nguồn lao động giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất tiên tiến của các công ty đa quốc gia trên địa bàn.

Khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho sinh viên học các chuyên ngành đang có nhu cầu phát triển và tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp; có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong từng chuyên ngành công nghiệp; xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo nghề.

Tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đa dạng của ngành cơ khí, luyện kim, sản xuất và gia công kim loại, điện tử - bán dẫn và công nghệ thông tin, hóa dược, sản phẩm thuốc tân dược,… tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp luyện kim, sản xuất kim loại làm nền cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Vùng.. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi phát triển mặt hàng máy nông nghiệp, làm đất, cơ giới hóa các khâu sau thu hoạch phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng và phát triển các cơ sở cơ khí gia công, cơ khí sửa chữa tại các cụm dân cư trên địa bàn các địa phương, các cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông trên các tuyến đường giao thông. Thu hút ngành công nghiệp hỗ trợ da giầy để phối hợp với ngành dệt may, đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu.

Thành phố Việt Trì cần phải tiến hành xây dựng chiến lược sản phẩm chủ lực của địa phương để các doanh nghiệp tham gia và nên dành một phần kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chủ lực của thành phố. Đồng thời tập trung hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, xúc tiến quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tham dự các cuộc hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Đặc biệt cần chú trọng phát triển nhóm ngành công nghiệp mới (công nghiệp điện tử, chế tạo máy, sản xuất kim loại và tân dược). Tập trung sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp thiết bị toàn bộ như: Sản xuất thiết bị tiêu chuẩn, các loại dây dẫn, bu lông, đai ốc, hệ thống điều khiển, máy tính công nghiệp dùng chung; sản xuất máy động lực, các máy điện quay và tĩnh, động cơ diesel, động cơ xăng các loại và các phụ kiện truyền động, dẫn động; sản xuất thiết bị, phụ tùng cho phương tiện vận tải đường bộ; đường thủy; thiết bị, phụ tùng cho ngành chế biến nông lâm, thủy sản. Tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo chi tiết, phụ tùng

cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào các quá trình sản xuất công nghệ cao và những khâu cơ bản mà Việt Nam còn yếu kém. Đối với ngành công nghiệp ô tô: tập trung phát triển sản xuất theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, hộp số, các đăng.Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án sản xuất cơ khí trên địa bàn sớm hoạt động ổn định, đặc biệt là những dự án lớn, xây dựng các trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ vệ tinh ở xung quanh.

Với một số nhóm ngành công nghiệp khác:

+ Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón sinh học và sản xuất thuốc thú y theo chương trình đầu tư trọng điểm quốc gia, các ngành, các sản phẩm truyền thống có thị trường và thế mạnh của địa phương. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ lợi ích người chế biến với người sản xuất nguyên liệu. Phát triển một số ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn, có lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương, có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng chế biến chè, đa dạng hóa các sản phẩm chè; xây dựng cơ sở chế biến hoa quả, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất đồ uống và chế biến thực phẩm.

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: Cải tạo mạng lưới phân phối điện, nâng cấp mới các đường dây trung áp, hạ áp để cấp điện ổn định, an toàn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Từng bước thực hiện đầu tư và cải tạo lưới điện theo quy hoạch. Ưu tiên nguồn điện phục vụ cho sản xuất và cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ và cực nhỏ, điện mặt trời.

Thị trường bao giờ cũng là căn cứ ban đầu để phát triển sản xuất. Trước hết khẳng định thị trường có ý nghĩa là vai trò động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của sản xuất công nghiệp. Tình hình thị trường của các sản phẩm công nghiệp hiện nay đã có những bước phát triển hơn hẳn so với thời kỳ trước, song thực tế sự

bất ổn định về chính trị gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thị trường trong nước, khu vực, và thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp trong nước luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nước cũng như trên thế giới. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường cho các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Mở rộng thị trường một mặt nhằm gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đồng thời tạo điều kiện mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mặt khác, mở rộng thị trường còn là điều kiện giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chủ động vào quan hệ thị trường để từ đó xác định phương hướng sản xuất phù hợp, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của mình. Vì vậy, cần phải có biện pháp để giúp các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng được thị trường sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)