Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng tăng trưởng công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng tăng trưởng công nghiệp

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng công nghiệp: đó là chỉ tiêu phản ánh về quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (GO): Chỉ tiêu này thường được dùng để đo lường kết quả sản xuất công nghiệp trong một thời kì nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá trị cố định và giá hiện hành. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp được tính bằng giá cố định.

Giá trị sản xuất công nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ của các nhóm ngành công nghiệp (khai khoáng; chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải) thực hiện trong một thời kỳ nhất định.

GO (theo giá thực tế) = Doanh thu thuần công nghiệp + Các khoản trợ cấp của Nhà nước + Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ hàng tồn kho + Thuế tiêu thụ phát sinh nộp ngân sách Nhà nước.

- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp: là chỉ tiêu cốt lõi phản ánh tăng trưởng về sản lượng công nghiệp, đồng thời là chỉ tiêu định lượng để phản ánh chất lượng tăng trưởng. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO, IC được biểu diễn như sau: VA=GO-IC; theo cách tính trên thì VA tỉ lệ thuận với GO và tỷ lệ nghịch với IC.

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Thể hiện sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu giữa 2 giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) và được tính theo công thức:

i i+1 i i-1 Y -Y y = Y x100 (%) Trong đó:

yi: tốc độ phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu Yi+1: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu giai đoạn i Yi-1: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu giai đoạn i-1

- Tốc độ phát triển bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu.

% 100 % 100 1  n Y Yt y

Trong đó: ytốc độ phát triển bình quân

Yt: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu năm cuối giai đoạn nghiên cứu Y1: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu năm gốc

N: số năm trong giai đoạn nghiên cứu ( không tính năm gốc)

- Số lượng, sản lượng sản phẩm công nghiệp: Phản ánh quy mô, tính đa dạng trong sản xuất sản phẩm công nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh).

Trong đó:

g: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp GOi: Giá trị sản xuất công nghiệp năm i GOi-1: Giá trị sản xuất công nghiệp năm i-1

- Quy mô tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp: Là lượng tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh). Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Muốn có nền công nghiệp phát triển trước hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn.

Ngoài ra quy mô tăng trưởng công nghiệp còn thể hiện qua việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp. Vốn đầu tư có vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của một địa phương nói chung. Mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp… đều cần nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy quy mô nguồn vốn đầu tư nhiều hay ít cũng sẽ phản ánh quy mô phát triển công nghiệp của một địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)