Lao động và chất lượng lao động thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 73 - 74)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Lao động và chất lượng lao động thành phố Việt Trì

Trong những năm gần đây thành phố Việt Trì thu hút một lượng lao động lớn đến làm việc trên địa bàn làm cho dân số cơ học của thành phố tăng lên đến năm 2016 là 198.906 người với 111.465 người trong độ tuổi lao động. Lao động là yếu tố quan trọng quyết định trong phát triển kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nhiều người lao động khi tham gia vào thị trường lao động chưa được đào tạo nghề (tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật qua các năm luôn chiếm 57 – 58%), hoặc được đào tạo nhưng kỹ năng còn hạn chế [1].

Cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Việt Trì đang còn bộc lộ nhiều bất hợp lý. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2016 mật độ dân số của thành phố Việt Trì rất cao so với trung bình của tỉnh Phú Thọ và trung bình của cả nước (1.771,7 người/km2), cơ cấu lao động phân bố không đều trong các ngành, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn 13,41% trong khi đó diện tích đất canh tác lại bị thu hẹp dần do tốc độ đô thị hóa, đây là những khó khăn đối với sự phát triển của thành phố [1].

Cùng với đó là các hạn chế về tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật của người lao động… Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, người lao động đã hình thành được tác phong làm việc nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, người lao động vẫn mang tác phong làm việc trong nông nghiệp. Người lao động khu vực nông thôn thành phố Việt Trì cũng có các đặc điểm đó. Chính vì vậy, tại những vùng ĐTH, khi Nhà nước thu hồi đất, thời gian đầu số lượng lao động bị thu hồi đất vào làm việc trong các khu, cụm công nghiệp. Khi vào làm việc tại đây, phải sau một thời gian những người lao động này mới thích nghi được tác phong lao động công nghiệp. Tuy nhiên, còn hiện tượng một lượng nhỏ lao động nông nghiệp không thích nghi được đã tự bỏ việc, thậm chí bị sa thải. Tất cả các yếu tố đó khiến cho nguồn nhân lực của thành phố có số lượng lớn nhưng chất lượng còn nhiều bất cập. Thực tế này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, như cơ khí, điện tử… Chính vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần luôn ưu tiên và có các chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kỹ năng lao động và tác phong, kỷ luật lao động đáp ứng được yêu cầu.

Song song với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thì cơ cấu lao động của thành phố cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Sự chuyển dịch lớn và chủ yếu là: Lao động làm việc trong nông nghiệp giảm, lao động làm việc trong công nghiệp, dịch vụ tăng lên, trình độ văn hoá chuyên môn, kỹ thuật của người lao động tăng lên; dân số và lao động ở thành thị ngày càng tăng; số người có việc làm ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)