Kiến nghị đối với cấp Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn​ (Trang 100 - 101)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.1. Kiến nghị đối với cấp Chính phủ

- Việt nam là một quốc gia nhỏ nhưng lại được đánh giá là Nước có tiềm năng về kinh tế, tuy còn hạn chế về mặt khoa học kĩ thuật, công nghệ nhưng cũng cho thấy bước đầu có những chuyển biến tích cực. Các thỏa thuận hợp tác đa quốc gia được hình thành và kí kết, các hiệp định thương mại thế giới được xác lập, tất cả đó tạo đà cho Việt nam ngày càng phát triển, bên cạnh những nỗ lực đó Chính phủ cũng luôn ban hành những cơ chế riêng cho thành phần kinh tế trong nước, quản lý chặt chẽ các hoạt động chung của nền kinh tế, thường xuyên có những cải cách mới, những thay đổi giúp nền kinh tế ổn định thể hiện rằng:năm 2018: GDP đạt 7.08%, Tỷ lệ lạm phát ở mức 3.54%... cắt giảm 33.000 những rào cản về luật, thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho 6700 mặt hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. Những điều trên đã chứng tỏ sự tác động cấp Chính phủ là rất mạnh đối với nền kinh tế nới chung và các doanh nghiệp ở đa lĩnh vực nói riêng…

Với hệ thống ngân hàng nói chung, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ và cụ thể hơn nữa, các văn bản, thể chế pháp luận cần tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính đủ, công bằng, văn minh…bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia. Đồng thời các cơ quan chuyên trách, các cấp chính quyền nhận thực thi pháp luật cũng phải có hướng giải quyết linh hoạt hỗ trợ Ngân hàng trong công tác giải quyết tranh chấp thu hồi nợ tồn đọng.

Cần có những chính sách và cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế đủ mạnh để răn đe những hành vi tiêu cực trong mọi hoạt động ngân hàng, hệ thống lại công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp các ngành, hoàn thiện quy trình kiểm tra đảm bảo đúng, đủ tránh trường hợp bắt sai người, sai tội.

Thời kì hội nhập, sự hình thành cuộc cách mạng công nghệ 4.0 buộc các ngân hàng cũng chuyển hóa dần mô hình sao cho kịp thời, đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, hình thức giao dịch truyền thống dần được thay thế bởi các giao dịch thương mại điện tử, đây cũng là khe hở cho các tội phạm tin học, các hacker máy tính xâm nhập. Vậy tại

mô hình này Chính phủ cũng cần phải có những quy định riêng, chặt chẽ, khống chế được các giao dịch bất hợp pháp, hay nhưng giao dịch nghi ngờ, tăng cường công tác an ninh mạng, có những quy định riêng về bảo mật thông tin khách hàng… Các văn bản, bộ luật áp dụng cho ngành tài chính ngân hàng cần có tính kịp thời, phù hợp với sự thay đổi của xã hội mới.

Bên cạnh những điều trên Chính phủ cũng cần phải có chính sách cải thiện môi trường kinh tế xã hội, môi trường khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm kêu gọi xu hướng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà, tạo cơ hội cho phía doanh nghiệp phát triển. chú trọng công nghệ hóa hiện đại hóa, áp dụng những khoa học kỹ thuật hiện đại và các ngành các nghề trong đó phải kể đến Bưu chính viên thông và Điện lực đó là những ngành có mối tương quan trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng, cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho người dân sao cho sự tiếp cận xã hội hóa là gần nhất, nhanh nhất.

Ngân hàng hoạt động chịu quản lý, giám sát của chính phủ, Chính phủ lại tác động, chi phối hoạt động ngân hàng dựa trên các nguyên tắc thị trường, khi vận hành cũng phải dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Việc này đòi hỏi các cấp lãnh đạo luôn phải nhận thức dược trách nhiệm và không ngừng nghiên cứu nâng cao năng lực quản trị chuyên môn để góp phần hoàn thiện thể chế chính trị, hành lang pháp lý, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và giàu mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn​ (Trang 100 - 101)