Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 50 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Thái Nguyên

Một NH muốn tăng trưởng và phát triển vững mạnh trước hết cần phải có nguồn vốn dồi dào, hơn nữa nguồn vốn đó cần được sử dụng đúng mục đích, đúng cách và đạt được hiệu quả. Tính hiệu quả của nguồn vốn trước tiên được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt được theo từng tháng, quý, năm. Chỉ tiêu về lợi nhuận chính là mục tiêu quan trọng của SHB Thái Nguyên.

Để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Thái Nguyên trong 3 năm gần đây , tác giả đưa ra bảng số liệu như sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB - Thái Nguyên

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tăng trưởng (%) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Thu nhập 95.296 118.317 183.195 24 55 Chi phí 89.713 111.546 170.446 24,3 53 LNTT 5.583 6.771 12.749 20 88,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SHB Thái Nguyên)

Qua bảng 3.1, cho ta thấy SHB Thái Nguyên trong 3 năm qua luôn làm ăn có lãi (lớn hơn 0). Đó là kết quả của quá trình phấn đấu làm việc của toàn chi nhánh, phát triển mạng lưới KH, mở rộng hoạt động tín dụng phù hợp theo chủ trương và bám sát các mục tiêu được đề ra từ trên xuống của Hội sở sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế địa phương, sự nỗ lực của toàn thể CBNV.

Năm 2018, LNTT đạt 12.749 triệu đồng mặc dù ngân hàng phải kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với các NH khác trên địa bàn. Kết quả kinh doanh vẫn đạt tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được kết quả như trên là do nguồn vốn từ huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên từ 920.568 triệu đồng năm 2016 lên 1.706,760 triệu đồng năm 2018. Từ đó tạo nền móng cho chi nhánh thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, mở rộng đối tượng cho vay, các sản phẩm dịch vụ không ngừng phát triển. Chính vì vậy, lợi nhuận của chi nhánh NH đều tăng qua các năm.

Các chỉ tiêu đều tăng lên đáng kể, lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng cao, năm 2016 LNTT đạt hơn 5.583 triệu đồng, đến năm 2017 tăng hơn 6.771 triệu đồng, năm 2018 tăng hơn 12.749 triệu đồng, tăng nộp Ngân sách nhà nước, cùng với đời sống CBNV ngày càng được nâng cao.

Tổng nguồn thu của ngân hàng từ năm 2016 – 2018 đã có sự gia tăng ổn định. Nguyên nhân chính là nguồn thu từ tín dụng tăng qua các năm.

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng từ 94.114 triệu đồng ở năm 2016 tăng lên 179.930 triệu đồng vào năm 2018.

Để đạt được kết quả như trên, chi nhánh đã thực hiện những chính sách như: Tăng trưởng tín dụng luôn phải song hành với kiểm soát tốt rủi ro tín dụng. Thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng và mở rộng thị phần cho vay tín dụng, hiệu quả sinh lời tốt. Ngoài ra, chi nhánh đã đẩy mạnh huy động vốn, khai thác nguồn tiền gửi không kỳ hạn như: Trả lương qua tài khoản, TKTT… để giảm chi phí huy động đầu vào; các dịch vụ truyền thống được duy trì và phát huy cùng với các dịch vụ hiện đại nhằm chuyển dịch cơ cấu nguồn thu; Quản lý tốt chi phí, thực hiện tiết kiệm chi phí…

Doanh thu từ phí DV chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%), trong đó chủ yếu từ cung cấp các DVBL cho khách hàng. Tổng thu nhập từ việc cung cấp các DVBL có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2016 doanh thu từ DVBL là 95.296 triệu đồng, chiếm 100% tổng doanh thu, doanh thu từ DVBL năm 2017 là 118.317 triệu đồng chiếm 98% tổng doanh thu. Năm 2018 doanh thu từ DVBL là 183.195 triệu đồng chiếm 95% tổng doanh thu. Điều này là do chính sách phát triển cung ứng dịch vụ đang dần chuyển dịch về phát triển các DVBL hơn, từ đó có thể gia tăng thị phần KH, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP SHB Thái Nguyên

3.2.1. Sự gia tăng của doanh số cung ứng dịch vụ

3.2.1.1. Doanh số dịch vụ huy động vốn

Đối với NHTM, mang tính chiến lược lâu dài và cấp bách đó là huy động vốn vì nó là lý do tạo ra lợi nhuận chính cho chi nhánh. Nguồn vốn từ huy động của chi nhánh cơ bản đều tăng qua các năm.Bao gồm các sản phẩm.

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi không kỳ hạn

Bảng 3.2: Thực trạng huy động vốn của SHB Thái Nguyên

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số 2016 Doanh số 2017 Doanh số 2018 Tăng trưởng (%) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Vốn huy động 920.568 1.162.623 1.706.760 26,3 46,8 1. Phân theo đối

tượng 920.568 1.162.623 1.706.760 26,3 46,8 Tiền gửi KHCN 766.030 957.113 1.277.061 24,9 33,4 Tiền gửi KHDN 154.539 205.510 429.699 33 109 2. Phân theo thời

gian huy động 920.568 1.162.623 1.706.760 26,3 46,8 Có kỳ hạn 839.309 1.062.483 1.574.579 26,6 48,2 Không kỳ hạn 81.259 100.139 132.180 23,2 32 3. Phân theo loại

tiền 920.568 1.162.623 1.706.760 26,3 46,8 VNĐ 900.034 1.141.761 1.693.799 26,9 61,3 Ngoại tệ 20.534 20.862 12.961 1,6 -0,38

( Nguồn: Phòng kế toán SHB Thái Nguyên )

Nhờ việc áp dụng chính sách linh động trong huy động vốn. trong suốt 3 năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh SHB Thái Nguyên đều tăng qua các năm. Nguồn huy động năm 2016 là 920.568 triệu đồng năm 2017 đã tăng lên 1.162.623 triệu đồng tăng 26,3%. Và năm 2018 tổng nguồn vốn là 1.706.760 triệu đồng. tăng 46,8% so với năm 2017. Qua những con số ta thấy nguồn vốn tăng khá đều đặn.

Trong ba năm gần đây theo đối tượng khách hàng nguồn vốn huy động từ cá nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2016 NV huy động

từ dân cư đạt 766.030 triệu đồng chiếm 83% tổng NV huy động. Năm 2017 đạt 957.113 triệu đồng tăng 124% so với năm 2016. Đến năm 2018 đạt 1.277.061 triệu đồng tăng 133% so với năm 2017 góp phần dịch chuyển cơ cấu đẩy mạnh huy động theo hướng tích cực.

Phân theo thời gian tổng số NV huy động được của Chi nhánh SHB Thái Nguyên chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn. Người dân khi có tiền nhàn rỗi thường chọn phương án gửi tiền tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn, đầu tư sang vàng hay bất động sản hoặc ngoại tệ có sự biến động nhiều hơn nên khi người dân lựa chọn kênh đầu tư này thường cân nhắc kỹ càng hơn. Mức LS đối với các kỳ hạn gửi là khác nhau nên căn cứ vào việc sử dụng dòng tiền trong tương lai mà người dân sẽ lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp. Các sản phẩm TG TK có kỳ hạn được chia thành nhiều sản phẩm như tiết kiệm gửi góp tình yêu cho con tiết kiệm bậc thang theo số tiền tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng, tiết kiệm lĩnh lãi trước,TK an phúc…KH sẽ có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm tiền gửi khác nhau với các mức kỳ hạn khác nhau.

Hiện nay, loại tiền gửi bằng Việt Nam Đồng được ngân hàng huy động là chủ yếu vì lãi suất ngoại tệ đang là 0% nên rất ít khách hàng gửi ngoại tệ. Năm 2018 ngoại tệ tăng trưởng âm do nhu cầu của khách hàng không còn muốn găm giữ ngoại tệ nữa thậm chí đổi ngoại tệ ra VNĐ gửi sẽ lãi hơn gửi ngoại tệ. Nhất là khi NHNN không áp trần với thời hạn gửi lãi suất từ 6 tháng trở lên mà do các NH tự cân đối nên lãi suất ở kỳ hạn này cao hơn rất nhiều khi gửi ngoại tệ.

Để thu hút được nguồn vốn huy động ở mức cao như vậy là do ngân hàng đã có những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu gửi tiền của người dân. LS cạnh tranh hấp dẫn, thủ tục đơn giản thuận tiện và NH đã áp dụng nhiều chương trình khuyến mại thúc đẩy phát triển sự tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm của ngân hàng. Thông tin KH gửi tiền được bí mật KH không mất phí khi gửi tiền thêm nữa có thể tất toán ở tất cả các chi nhánh.

PGD trong cùng hệ thống NH mà không mất phí. Ngoài ra, nếu KH có việc cần dùng đến tiền mà sổ TK chưa đến hạn KH có thể vay thế chấp sổ với LS ưu đãi. Nhờ có những chính sách như vậy đã tạo cơ sở cho doanh số huy động vốn của chi nhánh tăng lên đáng kể.

Trở thành thương hiệu mạnh về thị trường huy động vốn trong các TCTD trên địa bàn nên việc huy động tiền gửi TK từ dân cư của chi nhánh khá ổn định nhưng trong tình hình kinh doanh khó khăn và có sự cạnh tranh như hiện nay chi nhánh NH cần có giải pháp phù hợp không thì hoạt động huy động vốn của chi nhánh sẽ mắc phải những khó khăn.

3.2.1.2. Doanh số dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một trong những hoạt động chính trong NH là hoạt động cho vay. Phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng được tạo ra từ hoạt động cho vay. Cùng với định hướng phát triển bền vững lâu dài và ổn định. Chi nhánh SHB Thái Nguyên luôn chỉ đạo đảm bảo thực hiện công tác tín dụng với chiến lược chất lượng và an toàn tránh tăng trưởng nóng để giảm thiểu rủi ro.

Hiện nay, trong tình hình cạnh tranh rất khắc nghiệt giữa các NH. Chi nhánh SHB Thái Nguyên cần có những giải pháp để thu hút KH từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trong tất cả các hoạt động của NH hoạt động tín dụng luôn được xem là mảng phát triển trọng tâm của Chi nhánh được quan tâm phát triển về mọi mặt. Các sản phẩm TDBL như :

o Cho vay CN hộ gia đình bao gồm:

+Vay hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh +Vay hỗ trợ mua nhà ở

+Vay để mua ô tô +Vay tín chấp

+ Vay chứng minh năng lực tài chính +Cầm cố các giấy tờ có giá.

o Cho vay DNVVN

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số 2016 Doanh số 2017 Doanh số 2018 Tăng trưởng (%) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Dư nợ tín dụng các TCKT và CN 396.283 544.724 815.738 37,4 50 1. 1. Phân loại dư nợ cho

vay các TCKT và CN theo thành phần kinh tế

396.283 544.724 815.738 37,4 50

- DNNN 2.189 1.403 32.747 -36,4 96,4 - DN ngoài quốc doanh 135.685 227.960 426.501 68 91,4 - Tư nhân cá thể 258.409 315.360 356.491 22 19,4 2. Phân loại dư nợ tín

dụng các TCKT và CN theo thời hạn cho vay

396.283 544.724 815.738 37,4 50

- Cho vay ngắn hạn 276.630 291.710 438.675 5,5 50,4 - Cho vay trung hạn 51.112 69.558 87.627 36,1 26 - Cho vay dài hạn 68.540 183.455 289.436 168 58

(Nguồn: Báo cáo phòng Kế toán 2016 – 2018)

Dư nợ hoạt động cho vay có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 dư nợ tín dụng là 396.283 triệu đồng. Năm 2017 dư nợ là 544.724 triệu đồng tăng 37,4 % so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ là 815.738 triệu đồng tăng 50% so năm 2017. Tăng dư nợ bán lẻ như vậy là do qui mô phát triển của chi nhánh cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế một cách khả quan, sản xuất kinh doanh tiếp tục được mở rộng môi trường đầu tư trong Tỉnh ngày càng được cải thiện. Điều này giúp cho dư nợ tín dụng của NH tăng phù hợp với sự vận động của nền kinh tế trên địa bàn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy phân loại dư nợ cho vay các TCKT và cá nhân theo thành phần kinh tế thì nhóm đối tượng là DN ngoài quốc doanh sử dụng dịch vụ TDBL chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm. Năm 2018 tăng 198.541 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 91,4% chiếm 54% trong tổng giá trị dư nợ. Trong khi đó nhóm cho vay tư nhân cá thể chiếm tỷ trọng thấp nhất. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 41.131 triệu đồng tương ứng tăng 19,4% và chiếm 46,2% trong tổng giá trị dư nợ. Nhóm DNNN năm 2018 tăng ít nhất 31.344 triệu đồng tương ứng tăng 96,4% và chiếm 0,34% tổng giá trị dư nợ so với năm 2017 . Nguyên nhân nhóm đối tượng DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng dư nợ lớn do nền kinh tế trên đà phát triển kéo theo số lượng các DN mới thành lập ngày một nhiều hoặc các DN quay trở lại hoạt động tăng lên thì nhu cầu vay vốn để SXKD của các DN tăng trở lại.

Theo thời hạn cho vay, dư nợ được chia ra làm dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung hạn và dư nợ cho vay dài hạn. Trong ngân hàng, NH chủ yếu cho vay dài hạn tăng 105.981 triệu đồng tương ứng tăng 58% so với năm 2017. Nguyên nhân là trong những năm 2017, 2018 các khoản vay đầu tư dự án kinh doanh nhà đất nóng trở lại và thường có kỳ hạn dài nên vốn tín dụng đã chảy vào lĩnh vực này làm cho tăng mạnh tín dụng dài hạn của NH. Tuy nhiên, để tránh xảy ra “rủi ro bong bóng” NH đã đẩy nhanh cho vay ngắn hạn. Năm 2017 khoảng cách cho vay ngắn hạn so với năm 2016 chỉ tăng 15.080 triệu đồng tương ứng tăng 5,5% nhưng đến năm 2018 cho vay ngắn hạn đã tăng 162.045 triệu đồng tương ứng tăng 50,4%. Điều này phản ánh đúng quy luật là ngân hàng chỉ nên cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế còn vốn dài hạn phụ thuộc thị trường vốn thông qua việc mua bán chứng khoán, bất động sản, thuê mua tài chính. Tạo điều kiện đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cũng như phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. Mặt khác vay ngắn hạn nhiều khiến rủi ro về thanh khoản sẽ thu hẹp không còn áp lực về cho vay dài rủi ro.

Mặc dù tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, sự khó khăn phức tạp của tình hình khí hậu thời tiết đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân cũng như tình hình lạm phát ở mức cao khiến cho sức ép tăng lãi suất huy động, thắt chặt cho vay ở các NH nhưng bước qua những khó khăn đó tăng trưởng cho vay của chi nhánh vẫn ở mức khả quan.

Bảng 3.4: Kết quả cho vay bán lẻ theo mục đích

Đơn vị: triệu đồng Sản phẩm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng (%) Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

1.Dư nợ cho vay DN

VVN 137.873 231.230 460.514 68 99

2.Dư nợ cho vay CN

và hộ gia đình 258.410 313.494 355.224 21,4 13,3 Sản xuất kinh doanh 133.600 146.658 175.098 10 19,4 Hỗ trợ nhà ở 56.406 56.141 89.444 -0,47 59,3

Mua ôtô 30.185 56.349 41.689 87 -26

Cho vay chứng minh

năng lực TC 1.645 2.812 4.006 71 43

Tín chấp 432 2.067 2.816 378 36,2

CC GTCG 36.142 49.467 42.171 36,9 -14,7 3.Tổng dư nợ 396.283 544.724 815.738 38 50

(Nguồn: Báo cáo phòng Kế toán 2016 – 2018)

TDBL là một sản phẩm mới tiềm năng và đóng góp nguồn thu cao nhất trong dịch vụ NHBL. Tình hình cho vay bán lẻ theo đối tượng cho vay như sau:

Biểu đồ 3.1. Kết quả dư nợ cho vay DNVVN tại SHB Thái Nguyên 2016 – 2018

(Nguồn: Báo cáo phòng Kế toán 2016 – 2018)

Nhìn vào biểu đồ cho thấy cho vay DNVVN đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh. Năm 2017 dư nợ cho vay DNVVN so với năm 2016 tăng 93.357 triệu đồng tương ứng 68%, năm 2018 tăng 229.284 triệu đồng tương ứng 99% so với năm 2017. Có thể thấy trong nền kinh tế địa phương nói riêng và trong nền kinh tế nói chung DNVVN luôn giữ vai trò quan trọng. DNVVN là người đóng góp chính vào hoạt động thu ngân sách và tạo công ăn việc làm ở địa phương Đây luôn luôn là đối tượng KH tiềm năng.

Nguyên nhân của sự tăng nhanh về doanh số cho vay các DNVVN là do các DNVVN có tốc độ luân chuyển vốn nhanh nên nhu cầu của họ thường là vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn lưu động khi thực hiện cho vay ngắn hạn thì tốc độ quay vòng tín dụng của ngân hàng cũng nhanh hơn. Vì vậy nếu xét ở góc độ hiệu quả tài chính thì cho vay ngắn hạn đối với DNVVN sẽ đem

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 50 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)