Phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của SHB Thái Nguyên trong phát triển DV NHBL

Phân tích điểm mạnh (Strengths): Điểm mạnh của NH phụ thuộc yếu tố:  Cơ sở vật chất, kỹ thuật

 Thương hiệu và uy tín của Ngân hàng  Nguồn vốn

 Thông tin tín dụng

 Năng lực điều hành của BLĐ  Chất lượng nhân sự

Phân tích điểm yếu ( Weakneses) : Đó là những bất lợi, yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển DV NHBL

Phân tích cơ hội ( Opportunities) : Những cơ hội để phát triển DV NHBL tại SHB Thái Nguyên

Phân tích thách thức (Threats) :Chỉ ra những thách thức đối với NH cần vượt qua để phát triển DV NHBL tại SHB Thái Nguyên

Nguyên nhằm dễ dàng nhìn thấy và đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

Sự gia tăng và tăng trưởng danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ Để gia tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro các NHTM sử dụng biện pháp là đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL.

Ví dụ trước đây chỉ có một hình thức gửi TK là KH gửi tiền một lần vào ngày gửi đầu tiên, bây giờ KH có thể gửi góp nhiều lần tiền vào một quyển sổ tiết kiệm hay như trước đây KH chỉ có thể tiếp cận nguồn vốn vay của NH khi có TSĐB thì bây giờ hình thức vay đa dạng hơn, khách hàng tiếp cận nguồn vốn của NH dễ dàng hơn như cho vay thấu chi không TSĐB, vay qua thẻ tín dụng… Điều này thể hiện các NHTM ngày càng sát lại gần hơn với người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của KH.

Số lượng khách hàng sử dụng một sản phẩm dịch vụ để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm và tuổi thọ của sản phẩm.

Một sản phẩm có tuổi thọ cao nghĩa là sản phẩm được KH sử dụng nhiều, thông qua số lượng KH sử dụng dịch vụ mà các NHTM sẽ điều chỉnh cho sản phẩm đó phù hợp nhất với nhu cầu của KH và thị trường.

Sự gia tăng hệ thống kênh phân phối

Hầu hết các Ngân hàng đều mong muốn khi khách hàng bước chân ra cửa là nhìn thấy NH và điểm đặt chân của KH hướng đến là ngân hàng mình do đó việc gia tăng hệ thống kênh phân phối được các ngân hàng ưu tiên trong hướng phát triển của mình. Ngoài mạng lưới là các chi nhánh, phòng giao dịch thì kênh phân phối điện tử internet hay các POS thanh toán trong các siêu thị , nhà hàng ngày càng được các NH triển khai tích cực.

Số lượng khách hàng, thị phần và tăng trưởng hàng năm

Ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn sẽ có ưu thế trong việc thống lĩnh thị trường. Ngân hàng có thể thu hút được nhiều KH mới cũng như duy trì mối quan hệ lâu năm trở thành KH thân thiết và khách hàng sử dụng đa dạng dịch vụ của mình để nâng cao được vị thế và uy tín của NH trong thị trường bán lẻ.

Gia tăng thu nhập cho NH cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Mọi con đường dẫn đến thành công của NH cuối cùng vẫn là lợi nhuận đem về cho NH. Làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa nguồn thu từ các DVBL là mục tiêu hoạt động của các NHTM.

Các chỉ tiêu đánh giá mức tăng trưởng doanh số bán lẻ

o Tổng nguồn vốn huy động và mức tăng trưởng vốn huy động

o Dư nợ cho vay, doanh số cho vay, mức tăng trưởng dư nợ, mức tăng trưởng doanh số cho vay.

o Thu dịch vụ bán lẻ

2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

 Thời gian sử dụng dịch vụ của KH

Đây là chỉ tiêu để đánh giá mức độ thời gian quan hệ của khách hàng với NH. Ngân hàng có chính sách đãi ngộ tốt với khách hàng như tặng quà KH trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ tết điều này vừa thể hiện sự quan tâm chăm sóc KH, khách hàng thấy mình là một phần quan trọng của ngân hàng ngược lại đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh của NH. Khách hàng có sử dụng dịch vụ của ngân hàng lâu hay không ngoài các sản phẩm đa dạng, hữu ích với KH thì còn phụ thuộc vào chất lượng phục vụ của NH đó.

 Sự gia tăng về tiện ích của sản phẩm

Ngoài việc tăng số lượng về danh sách sản phẩm bán lẻ, NH phải gia tăng được những tiện ích đi kèm của sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đa dạng từ phía các khách hàng cá nhân. Ví dụ như ngoài những mục đích khi sử dụng tài khoản thanh toán vào những mục đích thông thường như chuyển tiền để thanh toán một sản phẩm hay dịch vụ, nộp, rút thì giờ đây cùng với sự phát

triển của công nghệ hiện đại, khách hàng còn sử dụng tài khoản thanh toán của ngân hàng có thể thanh toán tiền điện, nước, hóa đơn dịch vụ, nạp thẻ điện thoại, gửi tiết kiệm online…

 Số lượng NH giao dịch, mức độ duy trì sử dụng sản phẩm dịch vụ của KH.

Hiện nay khách hàng sử dụng dịch vụ của NH không chỉ gói gọn trong một ngân hàng mà còn nhiều NH khác nữa. Đây chính là thước đo độ tin cậy của KH dành cho NH. Như khách hàng có sử dụng dịch vụ chuyển tiền của NH mình hay không? Khách hàng có gửi TK nhiều bên mình không? có sử dụng lâu không? từ đó NH sẽ có những thay đổi để phù hợp hoặc phát triển hơn nữa sản phẩm dịch vụ để không phụ lòng khách hàng.

 Mức độ hài lòng của KH khi giao dịch với NH

Sự hài lòng của KH là điều quan trọng nhất để KH có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng của KH là mức độ trạng thái cảm giác của KH, họ có những mức độ hài lòng khác nhau. Do vậy NH phải xây dựng được thước đo đánh giá sự hài lòng của KH để đánh giá được sự phát triển DV NHBL.

 Tính an toàn của dịch vụ bán lẻ

An toàn trong hoạt động NH luôn được các TCTD đặt lên hàng đầu và nó được thể hiện trong mọi hoạt động như an toàn trong thanh toán, an toàn tín dụng, an toàn kho quỹ, không tiết lộ thông tin khách hàng để kiểm soát rủi ro trong tất cả các hoạt động, tất cả phải được bảo mật.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI SHB THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)